Thứ sáu, 05/02/2021, 16:44 PM

Vẫn nhiều hy vọng cho dệt may Việt Nam

(CL&CS)- Theo dự đoán, trong năm 2021 xuất khẩu dệt may vẫn vấp khó khăn tuy nhiên cũng nhiều ý kiến cho rằng vẫn có "cửa sáng" cho ngành này nếu doanh nghiệp nếu biết linh hoạt tận dụng tốt cơ hội đến từ các hiệp định thương mại.

Năm 2021, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 39 tỷ USD - mức kế hoạch cao tương đương năm 2019, nhanh hơn thị trường chung từ 9 tháng đến 2 năm. 

Sở dĩ ngành dệt may đặt mục tiêu khá khiêm tốn như trên là do trong năm 2020, ngành dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi các yếu tố bên ngoài, như đại dịch Covid-19, chiến tranh thương mại Mỹ -Trung Quốc, xu hướng bảo hộ mậu dịch, nước Anh rời khỏi EU… Do đó, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt khoảng 35 tỷ USD.

Theo dự báo, thị trường dệt may phục hồi nhu cầu về mức của năm 2019, sớm nhất là quý 2/2022 và chậm nhất là quý 4/2023. Chính vì vậy, 2021 vẫn còn là năm thị trường dệt may tiếp tục khó khăn.

Bên cạnh đó, trong năm nay, nhiều đặc điểm mới của chuỗi cung ứng sẽ được thiết lập như: xu thế giảm giá chi phối toàn thị trường; hàng hóa dệt may đơn giản thay thế hàng thời trang, dẫn tới nhiều năng lực sản xuất dư thừa nhưng năng lực mới lại thiếu hụt; mô hình kinh doanh online, giảm trung gian, đòi hỏi quản trị và giao tiếp số với toàn bộ các thành phần của chuỗi cung ứng…

4001_xuat-khau-det-may

Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả các FTA thông qua hướng dẫn sớm nhất các quy trình đáp ứng Quy tắc xuất xứ, có cổng thông tin tra cứu lợi ích từ các FTA. Ảnh: Báo Công thương

Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng ý kiến cho rằng vẫn có "cửa sáng" cho xuất khẩu dệt may Việt Nam nếu doanh nghiệp biết linh hoạt tận dụng tốt cơ hội đến từ các hiệp định thương mại.

Một trong những "tia hy vọng" của ngành hàng trong năm 2021 là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa được ký kết hồi giữa tháng 11/2020. Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cho biết Hiệp định này sẽ mang tới nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam.

Đặc biệt, khác với các hiệp định khác, tại Hiệp định RCEP, quy tắc xuất xứ lại là một “điểm cộng” tương đối dễ dàng cho doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với Hiệp định RCEP, ngành dệt may sẽ được mở ra một thị trường lớn với mức độ cam kết ít khắt khe hơn, yêu cầu dễ chịu hơn so với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). 

Hơn nữa, trong khối Hiệp định RCEP có một số nước là thành viên của Hiệp định CPTPP sẽ hóa giải những khó khăn, thách thức đến từ nguyên liệu "đầu vào", vì sẽ giúp bổ trợ phần nguyên liệu bị thiếu hụt trong nước hiện nay.

Ngoài ra, với EVFTA, dệt may Việt Nam đã gỡ được điểm nghẽn nghiêm ngặt về sử dụng vải trong hiệp định bằng việc chính thức ký kết Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc về triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải giữa hai nước trong EVFTA.

Mặt khác, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư xây dựng các khu công nghiệp dệt may và triển khai các dự án quy mô lớn tại Việt Nam.

Để đạt mục tiêu đề ra trong năm 2021, bên cạnh quyết tâm của doanh nghiệp, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất. Cùng với đó, Chính phủ cần có chính sách cụ thể cho phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may, kể cả không gian phát triển và các điều kiện kích thích phát triển.

Các địa phương ủng hộ ngành dệt may phát triển trên nguyên tắc bền vững, sản xuất sạch mà doanh nghiệp dệt may phải tuân thủ theo quy ước toàn cầu của chuỗi cung ứng.

Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tiết giảm được chi phí ngoài sản xuất, nhất là các chi phí logistic thông qua quy hoạch mạng lưới logistic quốc gia, cùng các chi phí thuế quan khác.

Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả các FTA thông qua hướng dẫn sớm nhất các quy trình đáp ứng Quy tắc xuất xứ, có cổng thông tin tra cứu lợi ích từ các FTA.

Vân Thư

Bình luận

Nổi bật

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số Quốc gia

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số Quốc gia

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 07:25

(CL&CS) - Trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển, thanh niên Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng, vừa là lực lượng đông đảo (khoảng 20% dân số), vừa là lực lượng không thể thiếu, có mặt và đóng góp công sức trên tất cả các địa bàn, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước.

Hà Nội: Cảnh 2 bố con sống trong căn nhà siêu mỏng chỉ vỏn vẹn 8m2 thừa lại sau giải toả

Hà Nội: Cảnh 2 bố con sống trong căn nhà siêu mỏng chỉ vỏn vẹn 8m2 thừa lại sau giải toả

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 07:24

(CL&CS) - Căn nhà siêu nhỏ gồm 2 khối tách biệt, nằm án ngữ trước tòa nhà ở ngõ 102 Trường Chinh (Đống Đa) khiến dư luận quan tâm. Đây là diện tích còn sót lại sau khi chính quyền thu hồi đất để mở rộng đường.

Hà Nội: Phớt lờ biển cấm, dòng xe máy vẫn ồ ạt lao lên cầu vượt Mai Dịch

Hà Nội: Phớt lờ biển cấm, dòng xe máy vẫn ồ ạt lao lên cầu vượt Mai Dịch

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 12:04

(CL&CS) - Cầu vượt Mai Dịch đang cấm xe máy, xe thô sơ để phục vụ thi công 2 đơn nguyên cầu nhưng người đi xe máy vẫn ngang nhiên đi lên cầu ngay trước mặt người chỉ dẫn và biển cấm.