Thứ hai, 12/02/2024, 13:13 PM

Văn Miếu nhộn nhịp người xin chữ đầu năm

(CL&CS) - Hàng nghìn lượt du khách đến Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) xin chữ đầu năm. Nét văn hoá này không chỉ mang đến cho người dân những bức thư pháp đẹp với nhiều nguyện ước tốt lành mà còn thể hiện lòng kính lễ đặc biệt, tôn vinh truyền thống hiếu học của Việt Nam.

10 giờ sáng ngày mùng 2 Tết tại khu vực hội chữ xuân Giáp Thìn tại hồ Văn (phố ông đồ Hà Nội).

10 giờ sáng ngày mùng 2 Tết tại khu vực hội chữ xuân Giáp Thìn tại hồ Văn (phố ông đồ Hà Nội).


Văn Miếu - Quốc Tử Giám là công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Đây là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa liên quan đến học hành, thi cử.

Sáng sớm mùng 2 Tết, dòng người đổ về Văn Miếu Quốc Tử Giám đã rất đông để xin chữ đầu năm. Nhiều ông đồ bày sẵn nghiên bút, giấy bản, niềm nở đón người đi xin chữ. Những nét chữ mềm mại, uyển chuyển chứa đựng trong đó nhiều ước nguyện tốt lành, đồng thời thể hiện tấm lòng kính lễ đặc biệt, tôn vinh truyền thống hiếu học của Việt Nam. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong những ngày đầu Xuân.

Xin chữ đầu năm là một tục lệ truyền thống của người Á Đông thể hiện sự trân trọng đối với tri thức, đồng thời cũng là gửi gắm những ước nguyện năm mới trong những con chữ. Vì vậy, dịp đầu năm mới, nhiều người dân chọn đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ ông đồ, kính lễ tại cái nôi quốc học của dân tộc.

Thông qua hoạt động trao chữ - xin chữ đầu năm, cả người trao và người nhận đều mong muốn sẽ đạt được ước nguyện như mong đợi. Quầy xin chữ của các ông đồ thu hút rất nhiều sự quan tâm của người dân với đủ mọi lứa tuổi.

Ông đồ Nguyễn Văn Tụ thuộc CLB thư pháp hán nôm đang viết chữ nhẫn cho một du khách.

Ông đồ Nguyễn Văn Tụ thuộc CLB thư pháp hán nôm đang viết chữ nhẫn cho một du khách.


Mỗi người đến xin chữ, ông đồ sẽ hỏi nhu cầu, độ tuổi. Sau khi cho, ông sẽ giải thích ý nghĩa của chữ. "Người có tuổi xin chữ: Phúc - Lộc - Thọ; học sinh xin: Học hành, đỗ đạt, đăng khoa; người trẻ thì xin: Công danh, Tài lộc...", một ông đồ trong Văn Miếu Quốc Tử Giám, nói.

Tại khu vực Văn Miếu, ban tổ chức bố trí bàn viết chữ cho các ông đồ khách mời. Đây là dịp hiếm hoi trong năm mà các ông đồ “múa bút” không ngơi tay. Tại khu vực này, các du khách cũng được trải nghiệm in mộc bản với mức giá 200.000 đồng/lần.

Trong ngày mùng 2 Tết Giáp Thìn, lượng khách gia đình khá đông, đa số là người lớn tuổi.

Trong ngày mùng 2 Tết Giáp Thìn, lượng khách gia đình khá đông, đa số là người lớn tuổi.

Chị Nguyễn Phương và con gái Tuyết Nhi (Ba Đình, Hà Nội) đã quyết định đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám xin chữ. Chị Giang cho biết, đây đã là thông lệ của cả gia đình mỗi dịp đầu năm mới. “Tôi luôn muốn đưa con đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám dịp đầu năm để nhắc nhở con cố gắng học tập tốt, đồng thời xin chữ cho cả gia đình năm mới an khang, thịnh vượng” - chị Phương nói.

Bên cạnh các chữ có sẵn để mọi người có thể lựa chọn dễ dàng hơn, nhiều người vẫn lựa chọn cách viết truyền thống từ các thầy đồ.

Bút nghiên, giấy điệp, những nét chữ thanh tao và đầy ý nghĩa của một truyền thống đẹp đẽ của người Việt còn thu hút cả những người bạn phương xa.

IMG_3878
Chữ sau khi viết xong sẽ được sấy để nhanh khô.

Chữ sau khi viết xong sẽ được sấy để nhanh khô.

Văn Thuỳ Linh, học sinh lớp 12 trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) chia sẻ: "Em mong năm nay em và các bạn của mình sẽ đỗ đại học, những người thân yêu của em đều khoẻ mạnh. Vì thế nên em xin chữ Đỗ Đạt".

Còn Nguyễn Hiểu Minh, đang học tại trường Trần Phú Hoàn Kiếm, Hà Nội lại không xin chữ cho mình mà muốn xin chữ cho ông bà, bố mẹ. Minh xin chữ Thọ cho ông bà để mong ông bà sống thật lâu với con cháu và chữ Lộc mong bố em ăn nên làm ra, thành trụ cột của gia đình. 

Theo quan niệm truyền thống thì người viết thư pháp không chỉ cần nét chữ đẹp mà phải hiểu sâu sắc ý nghĩa của từng chữ mình viết ra cũng như tâm nguyện, tính cách của người xin chữ. Thông qua hoạt động trao chữ - xin chữ đầu năm như thế này, cả người trao và người nhận đều mong muốn sẽ đạt được ước nguyện như mong đợi mà còn là một nét đẹp rất đặc biệt.

Khu vực

Khu vực "con đường chữ" ngay lối ra vào phố ông đồ thu hút nhiều người đến chụp ảnh, tham quan.

Ngày Xuân đối với người Việt là khởi đầu của năm mới, cũng là khởi đầu của mọi hy vọng và mong muốn tốt lành. Truyền thống xin chữ đầu năm sẽ góp phần duy trì dòng chảy đẹp đẽ đó cho một dân tộc hiếu học và yêu văn hóa truyền thống như Việt Nam.

Dịp này, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng diễn ra các hoạt động như Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 và Triển lãm thư pháp “Hiếu học“. Trao đổi với phóng viên, ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho biết, để đảm bảo cho du khách tới di tích đón xuân trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, giải quyết ùn tắc giao thông, đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ… tại Hồ Văn và toàn bộ khu vực Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong thời gian diễn ra Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024.

Trúc Anh

Bình luận

Nổi bật

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:43

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng kiểm tra, động viên, thúc đẩy các dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra, động viên, thúc đẩy các dự án cao tốc trọng điểm

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 08:43

(CL&CS) - Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 08:42

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.