Tỷ giá vẫn khó đoán trong thời gian tới

(NTD) - Trong khoảng 3 tháng trở lại đây, tỷ giá ngoại tệ giữa USD và VND luôn ở mức ổn định. Tuy nhiên, đầu tuần này, tỷ giá liên tục tăng.

Kết thúc ngày 17/11, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng đạt mức 22.400 (mua vào) và 22.496 (bán ra). Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nâng tỷ giá trung tâm thêm 8 đồng lên mức cao kỷ lục 22.101 đồng.

Trước vấn đề này, Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu đã chia sẻ với Báo Người Tiêu Dùng về nguyên nhân dẫn đến việc biến động tỷ giá mạnh trong những ngày qua.

Nguyễn Trí Hiêu
Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu. Ảnh: Ánh Hoa

* Thưa ông, trong tuần này, tỷ giá trung tâm và giá USD ngân hàng liên tục tăng. Vì sao lại có sự tăng trưởng vào thời điểm cuối năm?

- Việc đồng USD tăng có lẽ mang tính kỹ thuật và một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới việc tăng tỷ giá. Thứ nhất, thế giới đang theo dõi chương trình kinh tế của ông Donald Trump và thị trường tài chính đang có một sự tin tưởng vào chương trình này. Do đó, sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, giá trị đồng USD tăng lên rất nhanh nhưng sau đó đã ổn định lại. Hiện tại, giá trị đồng USD tăng phần nào đã ảnh hưởng đến tỷ giá của VND. Thứ hai, tháng 12 tới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất và khả năng tăng càng ngày càng cao đang ảnh hưởng tới đồng USD. Ngoài ra, yếu tố về thị trường lao động cũng như yếu tố kinh tế vĩ mô của Mỹ đang thuận lợi đẩy đồng USD tăng lên. Tuy nhiên, những yếu tố này chưa rõ nét.

* Ông đánh giá sự việc này sẽ diễn ra trong ngắn hạn hay dài hạn?

- Trong ngắn hạn, áp lực sẽ ngày càng lớn từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, đối với NHNN, các chính sách tỷ giá trung tâm và lượng ngoại hối mà NHNN đang dự trữ một cách dồi dào có thể duy trì được tỷ giá ổn định.

* Tỷ giá tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu các doanh nghiệp vào tháng cuối năm này, thưa ông?

- Nếu tỷ giá giữ được sự ổn định với 8 đồng tiền trong rổ tiền tệ cũng như với USD thì đồng tiền các nước láng giềng của Việt Nam sẽ bị phá giá. Trong đó, đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đang ở trong tình trạng mất giá như vào hồi đầu năm 1 USD = 6,4 NDT nhưng đến nay 1 USD = 6,8 NDT. Nếu VND theo USD thì hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ dễ dàng, còn hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ đắt đỏ hơn. Đối với việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước xung quanh, nếu đồng tiền của các nước xung quanh mất giá với USD, thì chính phủ các nước này sẽ để đồng tiền mất giá nhằm tăng tính cạnh tranh cho xuất khẩu của họ. Điều này sẽ bất lợi cho xuất khẩu Việt Nam.

* Việc tăng tỷ giá có ảnh hưởng đến tình hình lạm phát không thưa ông?

- Lạm phát sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá nếu lạm phát cao, nhưng hiện nay, tình trạng lạm phát tại Việt Nam vẫn giữ được ở mức độ dưới 5% như Quốc hội đề ra. Do đó, chính sách tiền tệ đã được NHNN kiểm soát tương đối tốt.

 * Ông đánh giá như thế nào về tình hình tỷ giá trong tháng cuối của năm nay?

- Tỷ giá từ nay cho đến cuối năm như thế nào là yếu tố khó đoán định. Cuối năm, các doanh nghiệp cần ngoại tệ để thanh toán những khoản phải trả. Doanh nghiệp nhập khẩu nhiều để chuẩn bị cho dịp lễ, Tết. Đây là những áp lực sẽ đặt lên tỷ giá.

* Có thông tin rằng khả năng FED sẽ tăng lãi suất vào cuối năm nay. Nếu khả năng này xảy ra, NHNN sẽ phải đối phó như thế nào?

- Tùy vào quyết định của NHNN, nếu NHNN muốn ổn định tỷ giá mà Mỹ tăng lãi suất lên thì giá USD tăng lên. Trong trường hợp muốn giữ thăng bằng thì Nhà nước phải dùng một lượng ngoại hối để mua mạnh đồng USD vào để giữ ổn định cung cầu.

* Ông đánh giá như thế nào về việc quản lý của NHNN về tỷ giá từ đầu năm đến nay?

- Cho đến bây giờ, NHNN đã giữ được sự ổn định của tiền đồng rất tốt qua tỷ giá trung tâm. Trước đây, các nhà đầu cơ dựa trên cơ sở tương quan giữa VND/USD, họ tập trung vào biến động giữa USD/VND. Từ khi có tỷ giá trung tâm thì trong rổ tiền tệ có đến 8 đồng, với tỷ trọng khác nhau tính theo giá bình quân nên nhà đầu tư không còn dư địa nhiều để tạo sóng. Nếu họ muốn đẩy giá trung tâm lên thì họ chịu ảnh hưởng phần lớn từ các đồng bảng trong rổ tiền tệ. Từ đầu năm đến nay, một trong những lý do mà NHNN phục hồi tỷ giá là cơ chế tỷ giá trung tâm. Thêm vào đó, NHNN có một cơ chế dự trữ ngoại tệ rất tốt để kịp can thiệp vào thị trường.

* Xin cảm ơn ông về sự chia sẻ! 

Ánh Hoa

NTD So 75 (280)_Page_11
 

Bình luận

Nổi bật

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 20:23

(CL&CS) - HĐQT của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải (sinh 1974) giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB với thời hạn 12 tháng kể từ 6/5/2024.

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:16

Thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu tích cực khi làn sóng môi giới, doanh nghiệp thành lập mới đều tăng rõ rệt trong thời gian gần đây. Đây được coi là những tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang trên con đường sôi động trở lại.

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:15

Mặc dù Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở từ cuối năm ngoái và sẽ có hiệu lực vào 1/1/2025, tuy nhiên Chính phủ đang đề xuất đưa hai luật này vào thực tế từ 1/7 tới, nghĩa là sớm hơn 6 tháng.