Thứ tư, 29/11/2023, 15:03 PM

Tuyến đường sắt hàng nghìn người check-in tại Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng gây mất an toàn giao thông

Tuyến đường sắt răng hiếm hoi của châu Á ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử ngành công nghiệp đường sắt thế giới đầu thế kỷ XX. Bởi vậy, nơi đây đã thu hút rất nhiều khách du lịch check-in chụp ảnh.

Sau gần một thế kỷ hoạt động, đoạn tuyến đường sắt răng của Đà Lạt - Trại Mát thuộc tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt đang được tỉnh Lâm Đồng đề nghị Bộ GTVT sớm triển khai đầu tư, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng tuyến đường nhằm bảo đảm an toàn chạy tàu, thu hút du khách.

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, kiểm tra gần đây của các cơ quan chức năng cho thấy đường sắt này xuống cấp rất nghiêm trọng. Một số vị trí trên tuyến sạt lở cục bộ, nước thải và rác thải làm mất an toàn giao thông, ảnh hưởng du khách và người dân địa phương.

de-xuat-nhuong-quyen-khai-thac-tuyen-duong-sat-da-lat-trai-mat

Cụ thể, qua kiểm tra, nhiều đường cong liên tục, toàn bộ các đường cong đều không có ray hộ bánh; tuyến đi qua khu vực đồi núi cao, độ dốc dọc tương đối lớn, đặc biệt đoạn dốc trước ga Trại Mát (hướng Đà Lạt - Trại Mát); nền đường sắt hiện tại rộng trung bình 5m, có nhiều vị trí nền đào sâu và đắp cao. Dọc theo hành lang đường sắt chủ yếu là đồi núi, mỗi khi mưa lớn nước trên sườn đồi chảy xuống nền đường sắt kéo theo đất đá gây ngập đường sắt từ 20cm - 50cm ảnh hưởng rất lớn đến chạy tàu.

9845-1700552910-tuyen-duong-sat-da-lat

Ray trên tà vẹt bê tông xen lẫn tà vẹt sắt của Pháp đã bị mòn và hư hỏng nhiều; đá ba lát hiện tại thiếu chiều dày, đá bẩn, độ đàn hồi kém nhiều vị trí nền đá bị đất vùi lấp, mặt nền đá bị cỏ cây che phủ; ga kết cấu bê tông xi măng và cấp phối đất không đảm bảo mỹ quan, phù hợp với kiến trúc khu ga, chiều dành đường ga Trại Mát ngắn không đủ để đón tàu có chiều dài lớn hơn 4 toa xe.

z4926338688417_52195075890598de872fd7490331fa4f

Ngoài ra, theo Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, trên toàn đoạn tuyến không có cầu mà chỉ có 19 cống để thoát nước; hiện tại 2 bên tuyến một số đoạn có hệ thống rãnh thoát nước dọc và một số vị trí có rãnh thoát nước ngang, tuy nhiên phần lớn đã bị đất đá vùi lấp do đó trên tuyến thường xuyên bị ngập úng cục bộ.

Hiện tại, có 4 đường ngang hợp pháp, 5 lối đi tự mở và 39 lối mòn đi ngang dường ray. Hầu hết các vị trí giao cắt trên tuyến do yếu tố địa hình nên chủ yếu nằm trong đường cong, dốc dọc của đường bộ lớn, bề rộng đường ngang tại vị trí giao cắt hẹp.

z4926315028638_d14889385417f0890f8721395ec653cc (1)

Bên cạnh đó, trên đoạn tuyến hiện vẫn còn giữ lại được các công trình kiến trúc cổ kính, đặc biệt là ga Đà Lạt là nhà ga cổ nhất Đông Dương, đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích kiến trúc văn hóa cấp quốc gia (theo Quyết định số 52/2001/QĐ-BVHTT ngày 26/12/2001). Ngoài ra các công trình nhà trạm liên quan như kho hàng, ke ga, nhà chứa đầu máy, toa xe, hầm khám chữa đầu máy đã xuống cấp nghiêm trọng.

gadalat-vnexpress2-1539613389

Tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát xây dựng từ thời Pháp, được khôi phục lại từ năm 1991 (gồm 6,7 km đường chính; 0,81 kmđường ga; 9 bộ ghi và 380m cống) là một phần trong dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt.

Đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt được khởi công từ năm 1908, đến năm 1936 bắt đầu đi vào hoạt động. Đây là tuyến đường sắt răng cưa hiếm hoi tại châu Á vì phải vượt qua những địa hình có độ dốc cao. Tuy nhiên đến những năm 60 của thế kỷ trước, tuyến đường này đã bị phá hủy bởi chiến tranh, đến nay chỉ còn 1 đoạn khoảng 7km từ trung tâm Đà Lạt đi Trại Mát phục vụ khách du lịch. Riêng công trình nhà ga Đà Lạt của tuyến đường sắt này đã được xếp hạng di tích kiến trúc văn hóa cấp Quốc gia từ năm 2001.

Minh Châu

Bình luận

Nổi bật

Sân bay có kiến trúc độc đáo gần sát biển Đông sắp khởi công dự án 1.500 tỷ

Sân bay có kiến trúc độc đáo gần sát biển Đông sắp khởi công dự án 1.500 tỷ

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 20:56

Dự án nghìn tỷ được thực hiện tại sân bay này hướng đến mục tiêu nâng công suất khai thác của sân bay lên 3 triệu khách/năm.

Số tiền 1,8 tỷ USD vừa được ‘rót’ vào sân bay lớn nhất Việt Nam từ đâu mà ra?

Số tiền 1,8 tỷ USD vừa được ‘rót’ vào sân bay lớn nhất Việt Nam từ đâu mà ra?

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 20:49

Dự kiến sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ hoạt động vào năm 2026, với công suất 100 triệu khách/năm.

28 nội dung và vướng mắc trong quản lý đất đai đang được xử lý

28 nội dung và vướng mắc trong quản lý đất đai đang được xử lý

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 20:49

Trong quá trình xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024, có 28 nội dung hiện đang trong quá trình được xử lý.