Thứ ba, 02/04/2024, 09:16 AM

Tương lai tuyến cao tốc 147.000 tỷ dài nhất Việt Nam: Sẽ đặt chân đến 'nơi cuối cùng' Tổ quốc, mở rộng lên tới 10 làn xe

Theo đơn vị tư vấn, việc kéo dài tuyến cao tốc này là cần thiết để đảm bảo tính đồng bộ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cao tốc dài nhất Việt Nam sẽ có tổng chiều dài khoảng 2.153km

Theo dự thảo điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Bộ GTVT xin ý kiến các đơn vị trực thuộc, đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ được kéo dài thêm 90km đến Đất Mũi, thay vì TP. Cà Mau như hiện nay. Đoạn Cà Mau - Đất Mũi sẽ đầu tư trước năm 2030.

Nếu quy hoạch được phê duyệt, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ cửa khẩu Hữu Nghị, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đến huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau sẽ có tổng chiều dài khoảng 2.153km, quy mô từ 4 đến 10 làn xe.

Việc kéo dài tuyến cao tốc trị giá 146.990 tỷ đồng theo đơn vị tư vấn là cần thiết để đảm bảo tính đồng bộ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Dự báo lưu lượng đến năm 2030 trên đoạn từ TP. Cà Mau đến Đất Mũi khoảng 18.300-20.100 PCU/ngày đêm (xe con quy đổi/ngày đêm) do vậy cần thiết hình thành tuyến đường cao tốc 4 làn xe đảm bảo đồng bộ giao thông đoạn tuyến Cần Thơ - Cà Mau.

Đoạn cao tốc Cà Mau - Đất Mũi gắn liền với quy hoạch tỉnh Cà Mau về phát triển cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, Khu kinh tế Năm Căn, Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau. Điều này hứa hẹn tạo bước đột phá, hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông chưa phát triển ở miền Tây Nam Bộ.

Bên cạnh đó, tuyến đường hiện đại kết hợp với khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau sẽ thúc đẩy phát triển du lịch địa phương, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân.

Ảnh chụp Màn hình 2024-04-02 lúc 09.18.29

Ảnh minh hoạ

Cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã giải ngân hàng chục tỷ

Thông tin từ Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải), dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 với tổng số vốn hơn 46.400 tỷ đồng được bố trí trong năm 2023, tính đến hết tháng 10/2023, dự án đã giải ngân được hơn 33.200 tỷ đồng, đạt 72% kế hoạch.

Đại diện Vụ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hai dự án thành phần có tỷ lệ giải ngân cao nhất là Cần Thơ - Hậu Giang đạt 91%, Vũng Áng - Bùng đạt 86%.

Các dự án thành phần có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70% trở lên gồm: Bãi Vọt - Hàm Nghi đạt 74%, Bùng - Vạn Ninh đạt 70%, Vạn Ninh - Cam Lộ đạt 75%, Vân Phong - Nha Trang đạt 73%, Hậu Giang - Cà Mau đạt 77%.

5 dự án thành phần khác, gồm: Hàm Nghi - Vũng Áng tính đến hết tháng 10/2023 giải ngân 66%, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn giải ngân 69%, Hoài Nhơn - Quy Nhơn giải ngân 66%, Quy Nhơn - Chí Thạnh giải ngân 60%, Chí Thạnh - Vân Phong giải ngân 64% kế hoạch vốn.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có tổng mức đầu tư là 146.990 tỷ đồng. Trong đó: Giai đoạn 2021 - 2025 bố trí 119.666 tỷ đồng và sang giai đoạn 2026 - 2030 bố trí 27.324 tỷ đồng.

Về tiến độ chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2021, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.

Tại phiên chất vấn của Quốc hội vào chiều 6/11 vừa qua, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong giai đoạn 2021-2026 đã giành 375.000 tỷ đồng để triển khai xây dựng hạ tầng, trong đó chủ yếu xây dựng đường cao tốc.

Phương Hà

Bình luận

Nổi bật

'Siêu sân bay' Long Thành có tin vui về hạng mục 3.500 tỷ là 'khối óc' của đại dự án

'Siêu sân bay' Long Thành có tin vui về hạng mục 3.500 tỷ là 'khối óc' của đại dự án

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 07:31

Nhiều hạng mục tại sân bay Long Thành vẫn đang được thi công, trong đó có 1 hạng mục đang đạt được tiến độ tích cực.

Vinaseed, Sao Ta 'om' giải pháp trước quan ngại kênh đào 1,7 tỷ USD của Campuchia ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vùng ĐBSCL

Vinaseed, Sao Ta 'om' giải pháp trước quan ngại kênh đào 1,7 tỷ USD của Campuchia ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vùng ĐBSCL

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 07:31

Dự tính khi có kênh đào Funan Techo, sự thiếu hụt nước ở ĐBSCL sẽ trầm trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến canh tác của vùng vào mùa khô.

Tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên lên TP trực thuộc Trung ương: Sẽ có sân bay quốc tế và 'hồi sinh' tuyến đường sắt 'bỏ phế' 50 năm

Tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên lên TP trực thuộc Trung ương: Sẽ có sân bay quốc tế và 'hồi sinh' tuyến đường sắt 'bỏ phế' 50 năm

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 18:14

Hai dự án giao thông phục vụ phát triển hạ tầng, du lịch của tỉnh thuộc Tây Nguyên đang được lãnh đãnh đạo địa phương tạo mọi điều kiện để triển khai.