Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 12/08/2016, 10:53 AM

Tư duy “đổ thừa"

(NTD) - Có người cho rằng, bệnh đổ thừa là do cha mẹ. Ngay khi đứa trẻ bị ngã bật khóc, người mẹ sẽ vỗ đồm độp xuống sàn nhà mắng hờ rằng: “Hư này, cái sàn nhà làm em ngã đau này! Mẹ đánh cái sàn rồi nhé”. Và thế là đứa bé hết khóc. Nhưng thật ra, đứa bé sẽ không nhớ gì chuyện đó sau khi lớn lên. Mà ngược lại, khi đi học, các cháu luôn được dạy dỗ phải biết nhận khuyết điểm, biết xin lỗi khi mình làm sai. Thế nhưng khi ra trường, đi làm, có địa vị, hình như tư duy “đổ thừa” lại vững chắc hơn. Trong bài này, ta tạm rút ra có hai loại "đổ thừa".

  Đầu tiên phải nói đến việc “đổ thừa” vào “quy trình”. Bất kể phát ngôn chính thức nào, người phát ngôn luôn nhắc đến câu “thực hiện đúng quy trình”! Nhưng, thực tế vẫn lòi ra vụ 12 người là họ hàng làm quan ở xã Hạ Sơn, Quỳ Hợp, Nghệ An; vụ "cả họ làm quan" ở Mỹ Đức, Hà Nội; vụ ông Trịnh Xuân Thanh, sau khi làm lỗ hơn 3.200 tỷ đồng tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam, lại được “cất nhắc” về làm Phó Chánh Văn phòng Bộ, Trưởng Đại diện Bộ Công thương tại Đà Nẵng, rồi Vụ trưởng, Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng Bộ Công thương, sau đó về làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, dù ông ta không thuộc diện cán bộ luân chuyển... (thế nên, câu phát ngôn phải đảo ngược lại là : "Tất cả đều do... đúng quy trình!".

  Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mới đây phát biểu: "Ta cứ nói đúng quy trình, nhưng có thể không đúng tiêu chuẩn".

  Tạm không nhắc đến những vụ “đúng quy trình” mà Chính phủ đang xử lý mà nói về những cơ quan tổ chức hiện nay. Các văn bản, chữ ký, ngày tháng đều có trước có sau, đều “đúng quy trình”. Và đúng là những quy trình đó an toàn, bảo vệ được cả người nhận và người ký. Thế nhưng, cái "tiêu chuẩn" thì thật khó đánh giá. Ở đây có thể hiểu, tiêu chuẩn một người lãnh đạo, ngoài khả năng “điều binh khiển tướng”, còn thể hiện qua thái độ ứng xử hằng ngày với cấp dưới. Bởi hơn ai hết, dù cơ quan có vài trăm người, nhưng chỉ vài người làm việc cùng phòng mới đánh giá được phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, các nhận xét nặng ký để đề bạt đều nằm ở những “ngôi vị” khác, còn ý kiến nhân viên cùng phòng chỉ mang tính tham khảo. Chính vì vậy, mới ra các chuyện “dở khóc dở cười” như trên.

  Thứ hai là “đổ thừa” vào “yếu tố khách quan”. Chuyện này có thể thấy hằng ngày. Chẳng hạn dự án cải tạo Quốc lộ 1 đoạn từ Bình Thuận đến Đồng Nai dài hơn 100 km được đầu tư 2.000 tỷ đồng, nhưng sau năm rưỡi đưa vào sử dụng, đã bị lún tạo thành rãnh sâu. Nguyên nhân là do “nắng nóng nên bị lún”. Năm 2015, một xe đầu kéo chạy trên đại lộ Mai Chí Thọ (TP.HCM) bị nghiêng khiến thùng container rơi xuống đường do mặt đường lún đến 10 cm. Nguyên do xe tải đi quá nhiều... Phải chăng, “yếu tố khách quan” sẽ dẫn đến cụm từ “không lường trước”? Và thường do “khách quan” nên lỗi cũng được xem nhẹ hơn.

Câu hỏi đặt ra, hàng ngàn kỹ sư được đào tạo bài bản nước trong nước ngoài thiết kế trên giấy với chuẩn an toàn cao nhất, mà ra thực hiện lại yếu đến thế sao? Phải chăng có sự thất thoát “chi phí đầu tư” khiến cho những công trình “yếu” hơn trên giấy?

  Ngoài hai "chủng loại" đổ thừa trên, trong "môi trường" cán bộ, công chức hiện nay còn có những đổ thừa khác, khá là hiệu quả, đó là đổ thừa cấp dưới (do quá tin vào thuộc cấp mới "dính"), đổ thừa năng lực (do năng lực hạn chế nên sai phạm)...

  Ở đây không đi sâu về nguyên nhân kết quả, mà chỉ nói về hai chữ “đổ thừa” trong quản lý. Tư duy này đã và đang khiến người dân càng ngày càng bức xúc. Chẳng hạn, vụ cá chết do nhà máy Formosa, thay vì nhìn thẳng vào sự thật ngay từ đầu, kiểm tra nghiêm túc, thì có lẽ sẽ sớm giải tỏa được những bức xúc đến cùng cực của nhân dân. Đằng này, một số cơ quan liên quan lại “đổ thừa” cho “đúng quy trình”, và “yếu tố khách quan”. Đến khi công bố kết quả do Formosa xả thải độc, thì chính những người từng ủng hộ những cơ quan này cũng phải "ngã ngửa".

  Chính phủ đang ngày càng quyết liệt, siết chặt kỷ cương, nên càng ngày càng lòi ra những “con sâu làm rầu nồi canh”, những "lợi ích nhóm" đang khiến người dân mất đi lòng tin. Tuy nhiên, chậm còn hơn không. Dù biết rằng không thể nào loại bỏ tính “đổ thừa” trong đội ngũ cán bộ, nhưng sự siết chặt quản lý của Đảng và nhân dân sẽ khiến cho những tư duy “đổ thừa” không còn cựa quậy!

 Xuân Nghĩa

 

NTD So 62 (250)_Page_03
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.