Thứ bảy, 28/09/2024, 07:47 AM

Từ đầu tháng 10, Bệnh viện Nhi đầu tiên sở hữu quy mô gần 800 tỷ đồng, 500 giường bệnh của Hà Nội sẽ đi vào hoạt động

Dự kiến, mỗi ngày, bệnh viện sẽ khám chữa bệnh ngoại trú cho gần 1.000 bệnh nhân và điều trị nội trú cho 200 trẻ.

Từ đầu tháng 10 tới, Bệnh viện Nhi Hà Nội, tọa lạc tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, sẽ chính thức đi vào hoạt động. Bệnh viện được xây dựng với mục tiêu chuyên khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa, giúp giảm tải cho Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bệnh viện Nhi đầu tiên của Hà Nội sẵn sàng khám chữa bệnh

Bệnh viện Nhi đầu tiên của Hà Nội sẵn sàng khám chữa bệnh

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, bà Vũ Thu Hà cũng vừa ký ban hành Kế hoạch số 274/KH-UBND về việc tổ chức lễ khánh thành và gắn biển công trình Bệnh viện Nhi Hà Nội. Sự kiện này là một hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Lễ Khánh thành dự kiến tổ chức ngày 8/10.

Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, được phê duyệt từ năm 2015. Công trình được xây dựng trên khu đất rộng 67.863m², bao gồm một tòa nhà cao 6 tầng với 2 đơn nguyên (1A và 1B).

Bệnh viện Nhi Hà Nội được xây dựng tại khu vực phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông với kết nối hạ tầng giao thông thuận lợi. Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống

Bệnh viện Nhi Hà Nội được xây dựng tại khu vực phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông với kết nối hạ tầng giao thông thuận lợi. Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống

Đơn nguyên 1A có diện tích 17.316m², gồm Khoa Khám bệnh (có khả năng tiếp nhận hơn 500 lượt khám mỗi ngày), các khu cấp cứu, kỹ thuật nghiệp vụ và cận lâm sàng, cùng các khu hành chính. Đơn nguyên 1B rộng 11.797m², được thiết kế phục vụ điều trị nội trú và các dịch vụ tích hợp.

Các tòa nhà được xây dựng trên tầng hầm có diện tích 5.540m², bao gồm khu vực kiểm soát nhiễm khuẩn, bãi đỗ xe, kho lưu trữ, khu xử lý rác thải và các hệ thống kỹ thuật phụ trợ. Ở phía Đông Bắc của khu đất, khu kỹ thuật được bố trí với trạm oxy, trạm xử lý nước thải, bể chứa nước, trạm biến áp...

Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, bệnh viện được kỳ vọng sẽ góp phần giảm tải cho Bệnh viện Nhi Trung ương và các tỉnh lân cận. Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống

Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, bệnh viện được kỳ vọng sẽ góp phần giảm tải cho Bệnh viện Nhi Trung ương và các tỉnh lân cận. Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống

Trang thiết bị y tế được đầu tư phù hợp với nhu cầu sử dụng trong giai đoạn 1, bao gồm thiết bị y tế phục vụ khám bệnh ngoại trú, điều trị nội trú và các khu vực cận lâm sàng. Ngoài ra, các khoa phòng và hội trường cũng được trang bị đầy đủ để phục vụ hoạt động chuyên môn.

Dự án có tổng mức đầu tư gần 785 tỷ đồng và được khởi công vào đầu năm 2023.

Phối cảnh Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1

Phối cảnh Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1

Về quy mô, giai đoạn 1 (2021-2024) của bệnh viện sẽ có 200 giường nội trú; trong tương lai, công suất phục vụ sẽ đạt 500 giường.

Khi đi vào hoạt động, Bệnh viện Nhi Hà Nội dự kiến sẽ khám chữa bệnh ngoại trú cho gần 1.000 bệnh nhân mỗi ngày và điều trị nội trú cho khoảng 200 trẻ. Trước mắt, nhân lực sẽ được điều động từ các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Thủ đô như Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Đông, Đức Giang, Thanh Nhàn, Phụ sản Hà Nội và Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba.

Vĩ Hạ

Bình luận

Nổi bật

Chủ động phương án tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều

Chủ động phương án tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều

sự kiện🞄Thứ sáu, 16/05/2025, 08:07

(CL&CS) - Để đáp ứng các mục tiêu an toàn cũng như điều kiện về kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu, ngay từ đầu tháng 4, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã chủ động làm việc với cơ quan kiểm dịch thực vật các nước để tiến hành hoàn tất hồ sơ, kiểm tra thực tế đối với các cơ sở xử lý vải tươi (gồm 3 cơ sở xử lý chiếu xạ, 3 cơ sở xử lý xông hơi khử trùng) xuất khẩu.

Chính phủ tập trung 10 nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế

Chính phủ tập trung 10 nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế

sự kiện🞄Thứ tư, 14/05/2025, 20:18

(CL&CS) - Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra của năm 2025.

Khoa học công nghệ – Then chốt phát triển nông nghiệp hiện đại

Khoa học công nghệ – Then chốt phát triển nông nghiệp hiện đại

sự kiện🞄Thứ tư, 14/05/2025, 20:18

(CL&CS)- Việt Nam muốn trở thành quốc gia nông nghiệp phát triển thì nhất định phải đặt khoa học công nghệ vào vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển nông nghiệp.