Thứ bảy, 08/07/2023, 20:39 PM

Từ 15/7, quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu có gì mới?

(CL&CS) - Áp dụng các phương thức quản lý mới phù hợp với xu hướng tạo thuận lợi thương mại như: sử dụng chứng từ điện tử thay thế cho chứng từ giấy; thay đổi hình thức nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; áp dụng bảo lãnh; chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ… là những điểm nổi bật tại Thông tư 33/2023/TT-BTC (Thông tư 33) về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sẽ có hiệu lực từ ngày 15/7/2023.

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh). Ảnh: Thái Bình

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh). Ảnh: Thái Bình

Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Đào Duy Tám cho biết, Thông tư 33 có nhiều nội dung thay đổi theo hướng cải cách hơn hơn so với các thông tư trước đây. Để phổ biến, hướng dẫn các nội dung mới tại thông tư, Tổng cục Hải quan sẽ tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn hải quan địa phương, doanh nghiệp thực hiện, ngày 6/7, Tổng cục Hải quan đã tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn các điểm mới tại Thông tư 33 cho các cục hải quan tỉnh, thành phố.

Từ ngày 15/7, Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thay thế các thông tư gồm:

Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 5/9/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2018/TT-BTC; Thông tư số 47/2020/TT-BTC ngày 27/5/2020 về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá và hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi virus Corona; Thông tư số 07/2021/TT-BTC ngày 25/1/2021 về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, những điểm mới đáng chú ý tại Thông tư 33 gồm: xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; quy định về khai, nộp, kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ hàng hoá xuất khẩu; hình thức của chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hoá nhập khẩu; từ chối tiếp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ; thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng nhập khẩu; áp dụng bảo lãnh thuế đối với trường hợp chậm nộp; nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ trong các trường hợp đặc biệt; kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa…

Chẳng hạn, tại Thông tư 33 kế thừa Thông tư 38/2015/TT-BTC, giữ nguyên các nội dung quy định kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ đối với hàng hoá xuất khẩu tại Chương III Thông tư 38/2015/TT-BTC (các Điều từ 8-12), đồng thời bổ sung Điều 5 về khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất hàng hoá xuất khẩu để pháp lý hóa công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính. Cụ thể, người khai hải quan khai xuất xứ hàng hóa tại ô “mô tả hàng hóa” trên tờ khai xuất khẩu điện tử theo mẫu số 2 Phụ lục I Thông tư 39/2018/TT-BTC theo cấu trúc: đáp ứng xuất xứ Việt Nam khai: “mô tả hàng hóa#&VN”; xuất xứ nước khác khai: “mô tả hàng hóa#& (mã nước xuất xứ của hàng hóa)”; không xác định được xuất xứ khai: “mô tả hàng hóa#&KXĐ”. Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại ô “xuất xứ” trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp đã được cấp văn bản Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ, người khai hải quan khai: số, ngày, thời hạn hiệu lực của văn bản tại ô “giấy phép” trên tờ khai xuất khẩu điện tử hoặc tờ khai hải quan giấy. Đáng chú ý, khi làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, người khai hải quan không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan Hải quan. Trường hợp người khai hải quan đề nghị nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ, cơ quan Hải quan tiếp nhận và kiểm tra theo Điều 6-9 Thông tư 33.

Tại Điều 6 về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan nhấn mạnh, trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định.

Về hình thức nộp Chứng từ chứng nhận xuất xư, thông tư mới kế thừa quy định tại Thông tư 47/2020/TT-BTC đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp như: trường hợp áp dụng ưu đãi đặc biệt, C/O sử dụng chữ ký và con dấu điện tử hoặc bản chụp/bản scan C/O; cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cung cấp trang thông tin điện tử để tra cứu C/O hoặc phương thức tra cứu khác về C/O. Trường hợp khác, chấp nhận bản chụp/bản scan C/O để thông quan. Doanh nghiệp phải nộp lại một bản chính C/O trong 180 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Cụ thể, khoản 4 Điều 12 Thông tư 33 quy định, chứng từ chứng nhận xuất xứ nộp cho cơ quan Hải quan dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số) thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Doanh nghiệp không phải nộp khi cấp trên Cổng ASEAN hoặc trên trang thông tin điện tử theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nhưng phải khai theo Điều 11). Trường hợp khai tờ khai hải quan bản giấy, người khai hải quan nộp một một bản chụp chứng từ chứng nhận xuất xứ có xác nhận của người khai.

Đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, một điểm mới nữa doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện Thông tư 33 là quy định từ chối tiếp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ. Thông tư không quy định bắt buộc phải khai nợ/chậm trên tờ khai mà người khai hải quan có thể nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ trong thời hạn quy định… Điều 14 Thông tư 33 quy định cơ quan Hải quan từ chối tiếp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp: người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời; hàng hóa nhập khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước xuất khẩu thông báo về việc hủy chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định của nước xuất khẩu.

Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, một điểm mới tại Thông tư 33 là quy định áp dụng bảo lãnh thuế đối với các trường hợp chậm nộp quy định tại khoản 1, 3 Điều 12. Cụ thể, trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Trường hợp hàng hóa ưu đãi thuế theo các Hiệp định FTA, áp dụng thuế suất MFN, thuế suất thông thường và thông quan. Nếu được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế chênh lệch thì áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt và thông quan.

Đối với hàng hóa áp dụng phòng vệ thương mại, áp dụng thuế theo biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ Công Thương quy định. Nếu được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thì chấp nhận mức thuế suất theo khai báo của người khai hải quan và thông quan.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.

Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:03

(CL&CS) - Các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công. Các bộ, cơ quan, địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch năm 2024, khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn mới được bổ sung.

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21

(CL&CS) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.