Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 02/09/2024, 12:50 PM

Trường đại học Việt Nam có số sinh viên tốt nghiệp xuất sắc năm 2024 cao nhất trong lịch sử thành lập

Kể từ khi thành lập đến nay, trường chỉ có 25 sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp loại xuất sắc.

Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc lập kỷ lục

Năm 2024, trường Đại học Luật TP.HCM có 1.454 sinh viên tốt nghiệp. Trong đó, toàn trường có 10 sinh viên được xếp loại xuất sắc, 252 sinh viên xếp loại giỏi và 1.142 sinh viên xếp loại khá. Con số này cho thấy bước tăng trưởng vượt bậc bởi đây là năm Trường Đại học Luật TP.HCM có số sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc cao kỷ lục trong suốt 45 khóa tuyển sinh đào tạo.

Kể từ khi thành lập đến nay, trường chỉ có 25 sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp loại xuất sắc. Cụ thể, năm 2018 có 1 sinh viên, năm 2020 có 1 sinh viên, năm 2021 có 2 sinh viên, năm 2022 có 5 sinh viên, năm 2023 có 6 sinh viên và năm 2024 có 10 sinh viên.

Cử nhân Trường Đại học Luật TP.HCM. Ảnh: Internet

Cử nhân Trường Đại học Luật TP.HCM. Ảnh: Internet

Các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc đều có điểm tổng kết khóa học đạt 3,6-3,75/4. Người có điểm tốt nghiệp cao nhất lịch sử hàng chục năm của trường là sinh viên Anh Thư, lớp chất lượng cao, tăng cường tiếng Pháp với điểm tổng kết khóa học đạt 3,75/4.

Trong số sinh viên tham dự lễ tốt nghiệp có 31,5% đã có việc làm trước khi có quyết định tốt nghiệp; 21,2% tân cử nhân tiếp tục đăng ký học ở trình độ cao hơn.

Ngôi trường đào tạo Luật hàng đầu khu vực phía Nam

Trường Đại học Luật TP.HCM là ngôi trường đào tạo Luật hàng đầu khu vực phía Nam, có chất lượng giảng dạy cao, đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng cộng đồng, phát triển đất nước, hội nhập và hợp tác với quốc tế.

Tiền thân của Trường Đại học Luật TP.HCM là Trường Cán bộ Tư pháp khu vực phía Nam, do Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp quản lý. Đây là nơi đào tạo cán bộ tư pháp, đặc biệt là cán bộ tòa án cho các tỉnh phía Nam.

Ngôi trường đào tạo Luật hàng đầu khu vực phía Nam. Ảnh: Internet

Ngôi trường đào tạo Luật hàng đầu khu vực phía Nam. Ảnh: Internet

Năm 1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định thành lập Phân hiệu Đại học Pháp lý TP.HCM trực thuộc Bộ Tư pháp. Phân hiệu có nhiệm vụ phối hợp với Trường Đại học Pháp lý Hà Nội đào tạo cán bộ có trình độ đại học pháp lý cho các tỉnh phía Nam.

Năm 1993, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 368/QĐ-TC về việc đổi tên Phân hiệu Đại học Pháp lý TP.HCM thành Phân hiệu Đại học Luật TP.HCM.

Đến năm 1996, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định thành lập Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM trên cơ sở sáp nhập Phân hiệu Đại học Luật TP.HCM và Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). Từ đó, trường chính thức hoạt động với tư cách là một trường độc lập. Trường có chức năng đào tạo cán bộ pháp luật và là một trung tâm giảng dạy, nghiên cứu và đào tạo kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề luật lớn nhất ở các tỉnh phía Nam.

Với nhiệm vụ được giao, thầy và trò của trường đã nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển cơ sở vật chất. Tính đến nay, trường có 299 giảng viên, trong đó có 1 Giáo sư, 17 Phó Giáo sư, 73 Tiến sĩ và 208 Thạc sĩ.

Trường Đại học Luật TP.HCM đào tạo các chuyên ngành như Quản trị – Luật, Luật quốc tế, Luật thương mại, Luật dân sự, Luật hành chính, Luật hình sự... nhằm rèn luyện nên những cử nhân giàu năng lực cho xã hội.

Để được ghi tên mình vào ngôi trường này, học sinh phải có năng lực học tập tốt bởi điểm chuẩn khá cao. Năm 2024, Trường Đại học Luật TP.HCM lấy điểm sàn 20-24, cao nhất là ngành Luật học ở tổ hợp khối C00.

Với năm 2023, điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT của trường từ 22,91 đến 27,11, cao nhất là ngành Luật ở tổ hợp C00.

Trường ĐH Luật TP.HCM. Ảnh: Internet

Trường ĐH Luật TP.HCM. Ảnh: Internet

Trường Đại học Luật TP.HCM cũng công bố mức học phí năm học 2024, áp dụng đối với các trình độ đào tạo của trường, có sự điều chỉnh tương ứng với mức độ tự chủ tài chính đã được phê duyệt trước đó. Theo đó, tùy vào hệ đào tạo sẽ có từng mức học phí khác nhau. Đào tạo chính quy ngành Luật, Luật Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh có mức học phí hơn 30 triệu đồng/năm và tăng dần theo các năm.

Bên cạnh việc quy định mức học phí mới, trường còn có kế hoạch phát triển đội ngũ, nâng cao chất lượng giảng viên, thu hút nhân tài, đầu tư cơ sở vật chất, lập các quỹ học bổng, hỗ trợ sinh viên lên tới gần 28 tỷ đồng/năm; tăng quỹ phát triển hoạt động khoa học công nghệ của giảng viên và sinh viên lên mức 20 tỷ đồng/năm; thực hiện cấp bù kinh phí để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí dành cho các đối tượng chính sách, sinh viên có điều kiện khó khăn...

Linh Chi

Bình luận

Nổi bật

Khẩn cấp dừng thi công cả công trường tàu điện ngầm vì phát hiện hơn 1.000 ngôi mộ cổ, cường quốc chi đến 194.000 tỷ đồng để 'khai quật'

Khẩn cấp dừng thi công cả công trường tàu điện ngầm vì phát hiện hơn 1.000 ngôi mộ cổ, cường quốc chi đến 194.000 tỷ đồng để 'khai quật'

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/09/2024, 12:54

Trung Quốc đã khiến cả thế giới ngỡ ngàng với di tích khảo cổ khổng lồ dưới lòng đất, phải dừng dự án thi công tàu điện ngầm vì phát hiện gây “sốc”.

Công trình tôn giáo gần 200 năm tuổi vẫn ‘vẹn nguyên’ sau cơn ‘bão lửa’ tàn khốc

Công trình tôn giáo gần 200 năm tuổi vẫn ‘vẹn nguyên’ sau cơn ‘bão lửa’ tàn khốc

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/09/2024, 12:53

Nhà thờ Maria Lanakila xây dựng từ thế kỷ 19 vẫn đứng vững trong khi các khu vực xung quanh bị thiêu hủy hoàn toàn bởi trận cháy rừng dữ dội tại thị trấn Lahaina, Hawaii vào năm ngoái.

Hoãn thời gian tắt sóng điện thoại ‘cục gạch’ 2G đến ngày 15/10

Hoãn thời gian tắt sóng điện thoại ‘cục gạch’ 2G đến ngày 15/10

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/09/2024, 12:48

Bộ TT&TT vừa quyết định lùi thời gian tắt sóng mạng 2G từ ngày 16/9/2024 sang ngày 15/10/2024 nhằm đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân trong bối cảnh thiên tai diễn biến phức tạp.