Dữ liệu cũ
Thứ ba, 15/05/2018, 16:58 PM

Trước đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Tổng thống Trump “sẽ cứu ZTE”

(NTD) - Chính phủ Bắc Kinh hôm 15/5 hoan nghênh cam kết từ Tổng thống Donald Trump trong việc giúp cứu ZTE - một trong các công ty viễn thông lớn nhất của Trung Quốc. ZTE đã phải tạm ngừng hoạt động sau khi Hoa Kỳ hồi tháng 4 ra lệnh cấm các công ty Mỹ bán linh kiện cho hãng.

 

Ông Trump “sẽ cứu ZTE”

Tổng thống Trump nay đăng trên Twitter rằng ông sẽ làm việc với Chủ tịch Tập Cận Bình để giúp ZTE “nhanh chóng trở lại hoạt động” và nói về nguy cơ tại Trung Quốc sẽ có quá nhiều công ăn việc làm bị mất. Chính phủ Bắc Kinh gọi các bình luận trên là “tích cực”.

"Chúng tôi đánh giá rất cao quan điểm tích cực của Hoa Kỳ trong vấn đề ZTE và đang liên hệ chặt chẽ với Mỹ về các chi tiết" - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lục Khảng nói.

Về sự thay đổi này, một số bình luận gia Hoa Kỳ nói rằng giọng điệu trong tin đăng trên Twitter cho thấy sự thay đổi đầy kịch tính từ phía ông Trump - người trước nay vẫn liên tục cáo buộc Trung Quốc là đánh cắp công ăn việc làm của Mỹ.

Việc nhân nhượng với Bắc Kinh diễn ra trước khi có các cuộc đàm phán thương mại cấp cao trong tuần này tại Washington, nhằm xử lý cuộc tranh cãi thương mại đang ngày càng leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bắc Kinh đã đưa ra đề xuất về ZTE - hãng vốn tuyển dụng khoảng 80.000 nhân công, và coi đó là một trong các đòi hỏi để đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện hơn với Hoa Kỳ.

ZTE đã sai phạm điều gì?

ZTE bị phạt 1,1 tỉ USD sau khi thừa nhận hồi tháng 3/2017 rằng hãng đã vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ với việc chuyển bất hợp pháp công nghệ Mỹ cho Iran và Triều Tiên. Lệnh cấm xuất khẩu hiện thời, có hiệu lực trong vòng bảy năm, được đưa ra hồi tháng 4, sau khi ZTE bị cho là đã không tuân thủ thỏa thuận. Hãng bị cáo buộc nói dối về việc có biện pháp trừng phạt đối với các nhân viên vi phạm lệnh cấm.

ChinaZTE2a
 
ChinaZTE2b
Tổng thống Donald Trump “sẽ cứu ZTE” trước đàm phán thương mại Mỹ-Trung (Ảnh: Getty)

Các công ty của Mỹ cung ứng ít nhất 1/4 các linh kiện được sử dụng trong thiết bị của ZTE, trong đó gồm cả điện thoại thông minh và các thiết bị mạng viễn thông. ZTE đã chi hơn 2,3 tỉ USD nhập khẩu linh kiện từ khoảng 200 công ty Mỹ trong năm 2017.

Douglas Jacobson - một luật sư từ Washington DC đại diện cho một số nhà cung ứng của ZTE, nói: "Đây là diễn biến hay trong một vụ rất bất thường, là vụ đã đi từ việc kiểm soát việc xuất khẩu và tuân thủ lệnh trừng phạt cho tới vụ mang tính địa chính trị. Không có cơ chế pháp lý cho vụ này. Kết quả thế nào là điều chúng ta vẫn cần phải chờ xem. Đây không chỉ đơn giản là nối lại hoạt động như bình thường".

“Denial Order” sẽ có tác động rất xấu

Lệnh cấm có tên là 'Denial Order' của chính quyền Mỹ "sẽ có tác động rất xấu không chỉ đến sự tồn vong và phát triển của ZTE, mà còn làm hại các đối tác của ZTE, gồm một con số lớn công ty Mỹ" - thông cáo của ZTE viết.

Vương quốc Anh cũng đã áp dụng lệnh cấm xuất khẩu công nghệ cho ZTE vì lý do an ninh mạng. Theo phóng viên BBC News Karishma Vaswani, điểm mấu chốt là sự ngờ vực rằng các công ty Trung Quốc chính là "tai mắt của chính phủ" nước này tại các thị trường phương Tây.

Được biết, liên quan đến scandqal ZTE, một đối tác lớn của ZTE là Huawei đã bị Hoa Kỳ chặn một lượng hàng lớn có điểm đến là Hoa Kỳ trong thời gian qua, theo kênh CNBC. Các quan chức tình báo Mỹ nói thẳng rằng người dùng tại Hoa Kỳ không nên dùng điện thoại Huawei.

Hãng viễn thông quốc gia Anh BT đã thiết lập quan hệ hợp tác trong nghiên cứu và phát triển với ZTE hồi năm 2011, và cũng đã phân phối các modem do hãng Trung Quốc sản xuất.

Tin hôm 20/4 của Reuters từ Thâm Quyến - nơi tập đoàn ZTE đặt trụ sở, cho hay giao dịch cổ phiếu của họ tại thành phố này và ở Hong Kong đều tạm ngưng. Chỉ số tài chính của ZTE đáng ra phải công bố hôm 20/4 cũng được lãnh đạo tập đoàn này hoãn lại.

Nay sau khi Tổng thống Trump “sẽ cứu ZTE” trước đàm phán thương mại Mỹ-Trung, cổ phiếu của ZTE đã hoạt động trở lại và tăng cao.

                                                                                                                                                         Thủy Tiên

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.