Trung Quốc chiếm tỷ trọng gần 30% hàng nhập khẩu

(NTD) - Trong sáu tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập lượng hàng hóa trị giá 120,94 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó nguồn hàng từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ 29,5% và đạt 35,7 tỷ USD, tăng 18,2%.

lấy-hàng-quảng-châu-2

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, châu Á vẫn là khu vực chiếm thị phần áp đảo với 80,4% kim ngạch nhập khẩu cả nước trong 6 tháng đấu năm nay. Trong đó, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 35,7 tỷ USD, tương đương 29,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, tăng 18,2% so với cùng kỳ 2018.

Theo sau là Hàn Quốc với kim ngạch 22,5 tỷ USD, chiếm 18,6% và Nhật Bản đạt 8,8 tỷ USD, chiếm 7,3% thị phần. Giảm lần lượt 0,8 và 0,7% so với cùng kì năm trước.

Ngoài ba thị trường lớn kể trên thì ASEAN chính là thị trường nhập khẩu lớn tiếp theo của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019, với 16 tỷ USD, chiếm 13,3% kim ngạch nhập khẩu cả nước, tăng 4,6% so với cùng kỳ 2018.

Tiếp đó là một số thị trường như: Châu Mỹ đạt 10,7 tỷ USD chiếm 8,9%; châu Âu đạt 8,7 tỷ USD, tương đương 7,2%, trong đó riêng Liên minh châu Âu - EU đã chiếm đến 6,9 tỷ USD, tương đương 5,7%; châu Đại Dương đạt 2,5 tỷ USD, chiếm 2,1% và cuối cùng là châu Phi đạt 1,8 tỷ USD, chiếm 1,5%.

Riêng trong tháng 6/2019, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 19,49 tỷ USD, giảm 15,9%, tương đương 3,7 tỷ USD so với tháng 5 trước đó. Các nhóm hàng giảm mạnh nhất là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 510 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 456 triệu USD.

nhap_khau_o_to

Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc có tốc độ tăng trưởng mạnh. Ảnh: ANTĐ

Nhập khẩu dầu thô và ô tô tăng mạnh

Tính đến hết tháng 6/2019, có tới 24 nhóm hàng đạt giá trị nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 83% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Trong đó có ba nhóm hàng đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD. Dẫn đầu là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch đạt 23,9 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với tổng kim ngạch đạt 17,65 tỷ USD tăng 13,2% và nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) với kim ngạch đạt 12,2 tỷ USD, tăng 3,4%.

Ngoài ba nhóm trên thì dầu thô và ô tô với tốc độ tăng trưởng lớn so với cùng kỳ 2018 được xem là điểm nhấn của thị trường nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm nay.

Dầu thô tăng 1,48 tỷ USD, tăng gần 3,5 lần; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 1,35 tỷ USD, tương ứng tăng 5,1 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Lý Trường (T/h)

 

Bình luận

Nổi bật

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

Tình trạng mất cân đối cung – cầu khiến tình trạng thiếu hụt nhà ở giá rẻ tại TP.HCM ngày càn trầm trọng hơn. Dự báo trong tương lai gần, giá nhà ở tại TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao, người dân TP.HCM sẽ ngày càng khó tiếp cận nhà ở.

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:07

(CL&CS)- Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.

Chưa hết khó, ngày bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi vẫn còn xa?

Chưa hết khó, ngày bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi vẫn còn xa?

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:07

Những khó khăn về điều kiện pháp lý, nguồn vốn, niềm tin của nhà đầu tư đang kìm hãm sự phục hồi của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Trong khi những phân khúc khác đã phát đi những tín hiệu tích cực thì riêng phân khúc này vẫn “nằm im”.