Chủ nhật, 16/07/2017, 08:30 AM

Trồng mía vẫn có lãi trước bài toán khó năng suất

(NTD) - Diện tích mía đang dần thu hẹp do sự biến động của thời tiết và giá cả. Dù vậy, nếu chọn giống tốt, chăm sóc tốt và bón phân hợp lý, năng suất mía có thể tăng cao. Cây mía hoàn toàn có thể cho thu nhập ổn định cho người trồng.

dau-trau-mia
 

Theo các nhà khoa học, mía thuộc nhóm lau sậy, nhưng thân to, chứa nhiều đường. Sản phẩm người ta cần ở cây mía là lượng đường chứa trong cây. Lượng đường và chất lượng đường phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và tỷ lệ các chất dinh dưỡng cung cấp cho mía. Trong đó kali và ca có ảnh hưởng lớn đến hàm lượng và chất lượng đường. Mía có thể trồng được trên rất nhiều loại đất kể cả trên đất phèn thoát nước tốt. Vùng nguyên liệu mía tập trung nhiều ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Cà Mau tại ĐBSCL và Tây Ninh, Đồng Nai và một số tỉnh phía Bắc.

Chọn phân “Đầu Trâu” tăng năng suất, chất lượng

Thời gian gần đây, giá đường xuống lại phải cạnh tranh với đường của một số nước khác trong khu vực nên giá mía giảm đáng kể. Tuy nhiên năm nay mía đang có chiều hướng tăng trở lại. Thời điểm này là lúc người trồng mía vào giai đoạn chăm sóc. Chính vì vậy việc chăm sóc, bón phân cho mía để nâng cao năng suất, chất lượng cho cây mía rất được người trồng quan tâm.

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, và cán bộ kỹ thuật của các công ty phân bón, khi bón phân cho mía thì tùy thuộc hàm lượng dinh dưỡng của các chủng loại phân khác nhau nên số lượng phân bón vào cũng khác nhau. Phân đạm bón cho mía trung bình khoảng 400-427 kg ure và khoảng 200-250 kg phân kali. Phần dinh dưỡng còn lại rễ cây tận dụng từ các lớp đất khác nhau. Nếu khi dùng P trong DAP thì do hàm lượng P cao nên số lượng phân bón vào ít hơn so với khi dùng super lân và ta cũng sẽ giảm số lượng phân ure xuống cho phù hợp.

Cách bón, người ta bón lót toàn bộ lân lúc trồng (nếu dùng super lân) và một phần ít phân đạm, 1/4 kali. Số phân đạm còn lại chia ra bón thúc 2 lần vào lúc 4-5 lá và lúc mía vươn dóng (7-8 lá), phân kali bón 1/3 lúc đẻ nhánh còn lại 2/3 bón vào lúc vươn dóng. Công ty CP Phân bón Bình Điền có loại phân chuyên dùng bón cho mía là Đầu Trâu - TE Mía 1 (20-10-15-TE) và Đầu Trâu - TE Mía 2 (15-7-20+TE). Sử dụng phân Đầu Trâu TE - Mía 1 bón lót và thúc đẻ nhánh, và Đầu Trâu - TE Mía 2 để thúc lúc vươn dóng, tuân theo lượng bón được khuyến cáo rõ trên bao bì. Bên cạnh 2 chủng loại phân này bà con có thể tìm mua phân Đầu Trâu đẻ nhánh (19-12-6-TE) và Đầu Trâu vươn dóng (16-6-19+TE). Liều lượng cũng được ghi rõ trên bao bì. Bón 2 loại phân này sẽ tiện lợi, cân đối và tiết kiệm phân cũng như công bón, năng suất cao, chữ đường cũng cao. Mía cần nền dinh dưỡng dồi dào và tỷ lệ dinh dưỡng hợp lý thì vừa có năng suất sinh vật cao, vừa có tỷ lệ đường cao.

Nâng cao năng suất cây mía không quá khó

Trong những năm gần đây, các công ty mía đường đã cải tiến kỹ thuật khá nhanh, bao gồm chọn giống mía, trang bị cơ giới hóa, các khâu trồng chăm sóc, thu hoạch tốt như Công ty CP Đường Quảng Ngãi, Tập đoàn Thành Thành Công, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa)… Năng suất mía bình quân cả nước đã nâng được mức từ 59 tấn (năm 2011-2012) lên đến 65 tấn trong 2016.

Gói kỹ thuật trồng mía cải tiến bao gồm cơ giới hóa để cày sâu xuống 30-40 cm, bón vôi, bón bã bùn kết hợp tỷ lệ phân khoáng thích hợp, đặc biệt là hệ thống liên kết với vùng nguyên liệu được cải tiến, người trồng mía có lời hấp dẫn nên ngành mía đường đã bắt đầu khởi sắc.

Nhận thức phân bón phù hợp là khâu đòn bẩy để có năng suất cao, chữ đường hợp lý nên Nhà máy Đường Phổ Phong đã phối hợp với Công ty CP Phân bón Bình Điền khảo nghiệm phân NPK Đầu Trâu tại địa bàn của nhà máy từ năm 2015 đến nay.

Bình Điền có nhiều bộ sản phẩm cho mía đã khảo nghiệm ở cù lao Dung (Sóc Trăng) và các vùng khác, kể cả sử dụng đại trà cho vùng An Khê (Gia Lai), Phú Yên và Bình Định đều cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng của dân khá hấp dẫn.

Khảo nghiệm tại Phổ Phong chỉ sử dụng 1 bộ trong tổ hợp nhiều sản phẩm dùng cho mía khác. Đó là NPK 19-10-9 + TE dùng để bón lót và thúc đẻ nhánh và 15-5-20 + TE dùng để bón thúc vươn dóng. Tổng liều lượng của 2 loại phân này chỉ 900 kg/ha, tương đương với 155 kg N + 70kg P205 + 125 kg K2O/ha so với đối chứng đã được nhà máy chọn làm loại phân chính trong nhiều năm cũng NPK với tổng lượng chất dinh dưỡng là 145-90-145 kg/ha.

Trong khảo nghiệm, tất cả các khâu làm đất, giống, mật độ, kỹ thuật canh tác và lượng vôi cũng như bã bùn đều bón như nhau, chỉ khác nhau là NPK của Đầu Trâu để so với NPK đối chứng. Thời gian khảo nghiệm kéo dài cho 1 vụ mía tơ và 2 vụ mía gốc.

Vào lúc thu hoạch thì chủ yếu theo dõi năng suất, chữ đường và tính toán hiệu quả kinh tế. Các số liệu thu được do cán bộ kỹ thuật của nhà máy đảm nhiệm thu thập, đo đếm và tính toán. Kết quả cho thấy: Về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển cả phân Đầu Trâu và đối chứng đều tương đương nhau. Xét từng chỉ tiêu thì công thức trình diễn có khá hơn đối chứng, nhưng cũng chỉ nằm trong phạm vi sai số. Nhưng xét về phần đầu tư thì nền trình diễn có tổng chi phí là 46.457.967 đ/ha, còn nền đối chứng có tổng chi là 47.691.667 đ/ha.

Phần chi của nền trình diễn (phân Đầu Trâu) giảm được 1.233.700 đ/ha tương đương 2,65%. Trong lúc đó năng suất mía của công thức bón phân Đầu Trâu tăng được 2,02 tấn và chữ đường cao hơn 0,12 CCS nên tổng thu của nền phân Đầu Trâu cao hơn đối chứng. Nền phân Đầu Trâu thu được 78.158.080 đ/ha, còn đối chứng thu được 75.162.150 đ/ha, kém nền trình diễn là 2.995.930 đ/ha (3,98%). Kết quả dẫn đến nền phân Đầu Trâu thu được tiền lời hơn đối chứng là 4.229.630 đ/ha, do năng suất, chất lượng mía cao hơn mà chi phí đầu tư thấp hơn.

 Hoàng Huy

_NTD_So 102_xem18
 

 

Bình luận

Nổi bật

Ngày 20/5 hàng năm là ngày Đo lường Thế giới

Ngày 20/5 hàng năm là ngày Đo lường Thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

(CL&CS)- Hội nghị toàn thể Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc họp từ 7 đến 22/12/2023 đã chấp nhận xem 20 tháng 5 là Ngày Đo lường Thế giới.

Đồng Nai: Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Đồng Nai: Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:44

(CL&CS) - Mới đây, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa triển khai kế hoạch thực hiện chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn Đồng Nai năm 2024.

Chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia NQI – phục vụ phát triển bền vững

Chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia NQI – phục vụ phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 08:59

(CL&CS)- Ngày 15/5, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức hội thảo về Phương pháp tính chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia – NQI phục vụ phát triển bền vững.