Thứ năm, 24/02/2022, 08:45 AM

Trong giai đoạn đến năm 2030 ưu tiên phát triển hành lang kinh tế phía Đông và phát triển dải ven biển

(CL&CS) - Chúng ta phải xác định có gì, muốn gì, đi về đâu, đi bằng cách nào và bao giờ đến. Xây dựng quy hoach tổng thể quốc gia là cơ hội để sắp xếp lại cả quốc gia trong thời kỳ mới để đạt mục tiêu năm 2025, năm 2030, 2045.

Dự kiến tháng 10 sẽ trình Quốc hội Quy hoạch tổng thể quốc gia

Báo cáo Định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra để lấy ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, các nhà khoa học. Báo cáo này do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng.

Dự kiến Quy hoạch tổng thể quốc gia được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 10 năm 2022. Quy hoạch tổng thể quốc gia là vấn đề rất lớn, lần đầu tiên làm, chưa có tiền lệ, kinh nghiệm quốc tế cũng không nhiều. Vì vậy, cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của các bộ ngành, các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học...

Khi lấy ý kiến  các nhà khoa học, các chuyên gia,  Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: “Chúng ta phải xác định có gì, muốn gì, đi về đâu, đi bằng cách nào và bao giờ đến? Xác định định hướng để bố trí, phân bổ không gian phát triển, qua đó có các cơ chế chính sách để thu hút các nguồn lực thực hiện các mục tiêu đề ra”.

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch tổng thể quốc gia là kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững, hình thành được các vùng kinh tế động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy thực hiện mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2050 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội hài hoà, môi trường có chất lượng tốt, trong lành và an toàn.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đây là hội quý để kiến tạo mô hình, phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đây là hội quý để kiến tạo mô hình, phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Đây là cơ hội để sắp xếp lại cả quốc gia trong thời kỳ mới để đạt mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, mục tiêu năm 2025, năm 2030, 2045. Các mục tiêu khát vọng đề ra rất lớn. Quy hoạch đưa ra định hướng, tầm nhìn, mô hình tốt đối với không gian hợp lý, các ngành hợp lý, bổ sung cho nhau, cùng nhau đóng góp cho phát triển chung, thì sẽ thực hiện được. Nếu không xác định đây là cơ hội quý thì sẽ mất cơ hội”.

Các định hướng chủ động quyết định tương lai của đất nước  

Trong khi các nguồn lực dành cho phát triển có hạn, trong một giai đoạn nhất định cần ưu tiên, tập trung đầu tư cho một số lãnh thổ có điều kiện thuận lợi nhất về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có để các lãnh thổ đó phát triển đi trước một bước, tạo động lực và làm đầu tàu lôi kéo các vùng khác cùng phát triển. Trong định hướng tổ chức lãnh thổ quốc gia dự kiến tập trung hình thành và phát triển các hành lang kinh tế và vùng động lực.

Về phát triển các hành lang kinh tế, định hướng của quy hoạch là tập trung hình thành và phát triển hành lang kinh tế Bắc – Nam và các hành lang kinh tế Đông – Tây.

Dự kiến có 2 hành lang Bắc – Nam: Hành lang phía Đông gắn với đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông và QL 1A từ Lạng Sơn đến Cà Mau và Hành lang phía Tây gắn với đường Hồ Chí Minh và đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây từ Cao Bằng đến Kiên Giang – Cà Mau. Trong giai đoạn đến năm 2030 ưu tiên phát triển Hành lang kinh tế phía Đông và phát triển dải ven biển.

Về các hành lang kinh tế Đông – Tây, ưu tiên hình thành các hành lang kinh tế có trục giao thông quan trọng gắn với các đầu mối giao thương quan trọng như cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân bay quốc tế... Các địa phương trên hành lang có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị…  Ưu tiên các hành lang có khả năng liên kết với các hành lang kinh tế khu vực và quốc tế.

Về các vùng động lực, hiện cả nước có 4 vùng kinh tế trọng điểm với quy mô các vùng kinh tế trọng điểm quá lớn, chưa có cơ chế chính sách ưu đãi vượt trội nên chưa thực sự trở thành các vùng động lực, nhiều địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm có trình độ phát triển dưới hoặc tương đương mức trung bình cả nước.

Trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay, lựa chọn một số địa bàn có vị trí thuận lợi nhất, có sân bay quốc tế cửa ngõ và cảng biển cửa ngõ quốc tế kết hợp trung chuyển, có tiềm lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao để hình thành các vùng động lực của quốc gia.

Sau khi xác định các hành lang kinh tế ưu tiên, các vùng động lực; cần bố trí không gian phát triển các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mạng lưới kết cấu hạ tầng, hệ thống đô thị, phát triển các vùng gắn với các hành lang kinh tế và hình thành, phát triển các vùng động lực.

 TS.Cao Viết Sinh – nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần làm rõ hơn về việc 10 năm tới cần ưu tiên đột phá vào những vùng động lực nào. Và điều cần nhất là xây dựng quy hoạch thế nào để tự chủ kinh tế.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thì nhấn mạnh: Phải tìm động lực mới cho đất nước. Phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy mới đột phá được. Điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là tư duy tầm nhìn và thiếu tư duy đột phá táo bạo. Quy hoạch cần nêu được các định hướng chủ động quyết định tương lai của đất nước mình.

Linh Đan

Bình luận

Nổi bật

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.

Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:03

(CL&CS) - Các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công. Các bộ, cơ quan, địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch năm 2024, khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn mới được bổ sung.

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21

(CL&CS) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.