Dữ liệu cũ
Thứ hai, 02/04/2018, 14:49 PM

Trạm vũ trụ Thiên cung-1 của Trung Quốc sẽ rơi xuống Trái đất trong ngày 3/4?

(NTD) - Theo các nhà vũ trụ học ngày 2/4, khu vực ước tính mà trạm thí nghiệm vũ trụ Thiên Cung-1 (Tiangong 1), vốn đã bị mất kiểm soát của Trung Quốc rơi trở lại Trái đất, đang thu hẹp mạnh, có thể là trong ngày 3/4. Điều này gây lo lắng cho địa phương dự đoán Thiên cung-1 sẽ rơi xuống.

 

Thiên Cung 1 rơi vào một khu vực dân cư?

Khoảng thời gian để trạm này rơi xuống hành tinh của chúng ta hiện đang di chuyển từ nửa đêm Chủ Nhật 1/4/2018 đến những giờ đầu của ngày thứ Hai 2/4 (theo giờ GMT).

Các chuyên gia đang dõi theo modul của Thiên Cung-1 khi nó đang đi quanh một quỹ đạo với độ cao giảm dần. Tuy nhiên, các chuyên gia sẽ chỉ chắc chắn về thời gian của sự sụt giảm độ cao cuối cùng vào lúc rất muộn vì tính không chắc chắn trong tương tác của Thiên Cung-1 với bầu khí quyển trên cao.

Tiangong1
Trạm vũ trụ Thiên cung-1 của Trung Quốc sẽ rơi xuống Trái Đất trong ngày 3/4? (Ảnh: Getty)

Trung Quốc đã mất liên lạc với modul  này và không có cách nào để kiểm soát chuyến bay xuống Trái đất của nó. Độ tin cậy của một tiếng đồng hồ chỉ có thể đạt được vào khoảng 4 tiếng đồng hồ trước đó, và một giờ đồng hồ vẫn có nghĩa là gần một vòng quay trên Trái đất. Nhưng vẫn còn đủ tốt để loại trừ nhiều quốc gia và thậm chí là một số lục địa [ra khỏi điểm rơi] – theo chuyên gia Holger Krag

Tuy nhiên, nguy cơ của bất kỳ bộ phận nào của Thiên Cung 1 rơi vào một khu vực dân cư được coi là rất thấp.

"Đa số modul này có thể được mong đợi là sẽ bị cháy trong quá trình trở lại bầu khí quyển, với khả năng lớn nhất là bất kỳ mảnh vỡ còn sót lại nào sẽ rơi xuống biển" - Richard Crowther, Kỹ sư trưởng của Cơ quan Vũ trụ Anh, giải thích với phóng viên BBC News.

Được phóng lên vào tháng 9/2011 và được sáu phi hành gia đến thăm, modul Thiên Cung-1 dài 10m với trọng lượng 8,5 tấn này lẽ ra đã rời khỏi quỹ đạo của nó theo một kế hoạch.

Tiangong1a2
 Hình ảnh trên radar của Thiên cung-1 (Ảnh: ESA)

Theo truyền thống, các thiết bị đẩy được phóng lên trên các phương tiện lớn để lái chúng tới một vùng xa xôi trên Đại Dương ở phía Nam. Tuy nhiên, lựa chọn này dường như đã không còn nữa, đặc biệt sau khi người ta mất liên kết với Thiên Cung 1 vào năm 2016.

Thiên Cung 1 đang băng qua phần trên của bầu khí quyển, các lực ma sát tiếp xúc đang làm nó nhanh chóng mất đi độ cao.

Cố gắng dự đoán

Mười ba cơ quan vũ trụ, dẫn đầu bởi Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), đang theo dõi vụ rơi trở lại Trái đất của Thiên Cung 1 trên phạm vi toàn cầu, và lập mô hình hành vi của nó. Tập thể này, được gọi là IADC, đang cố gắng dự đoán thời gian và địa điểm thích hợp nhất cho cú lao dốc cuối cùng và phá hoại của phòng thí nghiệm không gian do Trung Quốc sản xuất.

Do có quá nhiều yếu tố không chắc chắn, các tuyên bố cuối cùng và chắc chắn có thể chỉ được đưa ra rất gần vào thời điểm chuyến bay cuối cùng của Thiên Cung 1 kết thúc.

Điều có thể nói chắc chắn là không có gì sẽ rơi ở bên ngoài 43 độ từ đường xích đạo, bắc hoặc nam. Điều này bao gồm chẳng hạn một khu vực lên tới Địa Trung Hải và xuống tới Tasmania. Khu vực này được điều chỉnh bởi đường đi xuống mà Thiên Cung 1 di chuyển.

Tiangong1a3
 Khu vực được dự đoán có thể bị ảnh hưởng do cú rơi trở lại Trái đất của Thiên cung-1 (Ảnh: BBC NEWS/ESA)

Trung Quốc có các cơ sở quốc gia với trình độ còn hạn chế để theo dõi các vệ tinh, modul trên toàn cầu và do đó, không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc duy trì phi thuyển của họ trên một đường xích đạo chặt chẽ hợp lý. Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) do Nga và phương Tây đồng sáng lập tương phản lại trình độ này, nó đạt tới 52 độ bắc và nam.

Điều gì sẽ xảy ra với Thiên cung-1 khi rơi xuống Trái đất?

Ngày 28/3, theo phân tích mới nhất của ESA, trạm vũ trụ mất kiểm soát Thiên cung-1 sẽ rơi xuống đất trong vài ngày tới. Văn phòng Quản lý rác không gian của ESA cho biết thời điểm quay trở lại bầu khí quyển Trái đất của trạm không gian Thiên cung-1 nằm trong khoảng thời gian từ ngày 30/3 - 2/4, tuy nhiên ESA cảnh báo kết luận phân tích này có biến số cao.

Mặc dù trạm vũ trụ Thiên cung-1 nặng 8,5 tấn sẽ rơi mất kiểm soát xuống Trái đất, song khả năng trạm gây thương tích cho con người khi tiếp đất vô cùng nhỏ.

Các nhà khoa học vũ trụ nhấn mạnh tỉ lệ các mảnh vỡ của trạm không gian này rơi trúng người chỉ không tới 1 phần nghìn tỉ. Tuy nhiên, việc trạm Thiên cung-1 rơi trở lại bầu khí quyển trong tình trạng mất kiểm soát để lại một “vết đen” trong chương trình phát triển không gian đầy tham vọng của Trung Quốc.

Trước đó, trạm vũ trụ này “dừng hoạt động” từ 16/3/2016 mà giới khoa học Trung Quốc không biết lý do tại sao. Theo Alan Duffy – một nhà nghiên cứu làm việc cho Trung tâm Vật lý học thiên thể và Siêu máy tính thuộc Đại học Kỹ thuật Swinburne (Australia), việc giữ bí mật xung quanh các nhiệm vụ khai phá không gian của Trung Quốc càng khiến cho các nhà phân tích khó khăn hơn trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm của một trạm vũ trụ rơi mất kiểm soát xuống Trái đất.

Tiangong1a4
Vật thể cùng kích thước của Thiên cung-1 nhận thấy “trở lại cứ 3-4 giờ” - theo chuyên gia (Ảnh: ESA)

Theo giải thích của ông Alan: “Cộng đồng quốc tế không biết trạm vũ trụ đó được làm từ chất liệu gì, khiến việc phân tích mức độ nguy hiểm càng gặp nhiều khó khăn hơn, vì bộ phận chứa nhiên liệu rắn có thể đáp thẳng xuống mặt đất trong khi những tấm panel nhẹ hơn sẽ không rơi”.

Trạm vũ trụ Thiên cung-1 được coi là nguyên mẫu cho mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc – một trạm vũ trụ nặng 20 tấn dự kiến sẽ được phóng trong năm 2022. Tháng 1/2018, ông Zhu Zongpeng - người đứng đầu đội thiết kế trạm vũ trụ, trả lời báo chí rằng Trung Quốc đang theo dõi Thiên cung-1. Ông phán đoán phần lớn các bộ phận của trạm vũ trụ này sẽ bị đốt cháy khi rơi xuống bầu khí quyển Trái đất, và phần còn lại sẽ rơi xuống biển.

Theo báo cáo hàng ngày mới nhất của Chính phủ Trung Quốc, tính đến ngày 28/3, Thiên cung-1 thả trôi ở độ cao trung bình 209,8 km, thấp hơn 70 km so với độ cao đo được vào ngày 27/12/2017. Các chuyên gia cũng nhận định rất khó để có thể xác định chính xác nơi mà các mảnh vỡ của trạm vũ trụ rơi xuống, tuy nhiên họ khoanh vùng đường đáp xuống mặt đất của các mảnh vỡ này nằm trong khoảng từ vĩ độ 43 độ Bắc và Nam so với đường Xích đạo.

Đây không phải là lần đầu tiên các mảnh vỡ từ trạm vũ trụ không gian rơi mất kiểm soát xuống Trái đất. Sự cố mới nhất là trạm kiểm soát Mir nặng 135 tấn của Nga rơi năm 2001. Quy trình hạ cánh được kiểm soát, với phần lớn các bộ phận bị đốt cháy trong quá trình đi qua bầu khí quyển, phần còn lại thì rơi xuống biển.

                                                                                                                                                                    Kim Thoa

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.