Dữ liệu cũ
Thứ ba, 03/04/2018, 08:33 AM

Trạm Thiên cung-1 của Trung Quốc rơi xuống Trái đất ngày 2/4, bị thiêu rụi

(NTD) - Trạm Thiên Cung-1 của Trung Quốc bị thiêu rụi khi tiến vào khí quyển Trái đất tại Nam Thái Bình Dương – Cơ quan Không gian vũ trụ Trung Quốc và Mỹ cho hay. Trạm thí nghiệm không gian quay lại bầu khí quyển khoảng 00h15 giờ GMT hôm 2/4. Như vậy, mọi lo lắng đã qua đi khi Thiên Cung-1 không rơi xuống khu dân cư như một số người đã lo sợ.

 

Thiên Cung-1 được phóng vào năm 2011 để thực hiện các thử nghiệm về quỹ đạo.

Đó là một phần nỗ lực của Trung Quốc trong việc xây dựng trạm không gian có người lái trước năm 2022, nhưng trạm này đã ngừng hoạt động vào tháng 3/2016.

Chúng ta biết gì về nơi Thiên Cung-1 rơi? Giới chức vũ trụ mô tả khá mơ hồ rằng nó rơi "phía trên Nam Thái Bình Dương". Các chuyên gia không gian Hoa Kỳ cho biết họ dùng công nghệ phân tích quỹ đạo để xác nhận việc Thiên Cung-1 quay lại bầu khí quyển.

Nhà thiên văn học Jonathan McDowell từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, viết trên Twitter rằng dường như trạm này rơi xuống phía Tây - Bắc Tahiti. Các chuyên gia đã đau đầu để dự báo chính xác nơi Thiên Cung-1 sẽ rơi - và cơ quan không gian của Trung Quốc ngay trước sự kiện, đã dự báo sai rằng trạm này rơi ở Sao Paulo, Brazil.

Tiangong1a2
Trạm vũ trụ Thiên cung-1 của Trung Quốc rơi xuống Trái Đất trong ngày 2/4 (Ảnh: Getty)

Cơ quan Vũ trụ châu Âu dự báo rằng Thiên Cung-1 có thể sẽ vỡ tan trên biển. Họ nhấn mạnh rằng xác suất để bất cứ ai bị mảnh vỡ của trạm rơi phải "nhỏ hơn 10 triệu lần so với rủi ro bị sét đánh mỗi năm".

Hiện chưa rõ bao nhiêu mảnh vỡ của Thiên Cung-1 còn nguyên vẹn khi rơi xuống bề mặt Trái đất.

Tại sao trạm không gian lại rơi như thế này? Lẽ ra trạm vũ trụ dài 10m này có thể trở về Trái đất trong trạng thái có kiểm soát. Thường thì các trạm không gian ngừng hoạt động được đẩy về một vùng sâu ở Nam Đại dương. Tuy vậy, người ta không thể có chọn lựa này sau khi mất khả năng kiểm soát trạm.

13 cơ quan không gian, dưới sự lãnh đạo của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, đã dùng radar và đài quan sát để dõi theo hành trình của Thiên Cung-1.

Đây không phải là lần đầu tiên các mảnh vỡ từ trạm vũ trụ không gian rơi mất kiểm soát xuống Trái đất. Sự cố mới nhất là trạm kiểm soát Mir nặng 135 tấn của Nga rơi năm 2001. Quy trình hạ cánh được kiểm soát, với phần lớn các bộ phận bị đốt cháy trong quá trình đi qua bầu khí quyển, phần còn lại thì rơi xuống biển.    

                                                                                                                                            Khánh Phương 

                                                                                                        

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.