Thứ năm, 04/11/2021, 16:23 PM

TP.HCM xin cơ chế rút ngắn thời gian tính tiền sử dụng đất

(CL&CS) - Dự kiến rút ngắn thời gian tính tiền sử dụng đất xuống khoảng 10 -15 ngày thay vì trên dưới 3 năm như trước đây.

Hội đồng thẩm định giá đất TP.HCM cho biết, đã có thông báo số 139, thống nhất chủ trương báo cáo UBND TP.HCM dự thảo công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho UBND TP.HCM xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn để trình HĐND TP.HCM thông qua.

Dự kiến rút ngắn thời gian tính tiền sử dụng đất từ 3 năm xuống khoảng 10 -15 ngày

Dự kiến rút ngắn thời gian tính tiền sử dụng đất từ 3 năm xuống khoảng 10 -15 ngày

Từ đó, UBND TP.HCM sẽ ban hành hệ số điều chỉnh giá đất, để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất (không phân biệt giá trị tính theo bảng giá đất trên 30 tỷ đồng hay dưới 30 tỷ đồng), thay vì phải thực hiện thuê đơn vị tư vấn để xác định giá đất cụ thể theo các phương pháp thẩm định giá.

Nếu được chấp thuận, đây là sự thay đổi phương thức định giá đất có tính đột phá khi, được phép áp dụng phương pháp điều chỉnh giá đất để xác định giá đất cụ thể, sẽ kéo giảm thời gian làm thủ tục hành chính để xác định giá đất, thẩm định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự án theo các phương pháp định giá đất hiện nay từ trên dưới 3 năm (thậm chí lâu hơn) xuống chỉ còn khoảng 10-15 ngày làm việc.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), việc áp dụng phương pháp điều chỉnh giá đất để xác định giá đất cụ thể vừa tăng cường thêm trách nhiệm và tính chủ động của HĐND, UBND cấp tỉnh; vừa có căn cứ định lượng giúp đơn giản hoá, rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính, giúp cho môi trường đầu tư tăng thêm tính minh bạch, thông thoáng; vừa loại trừ được cơ chế xin cho; nhà đầu tư có thể dự đoán được số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để tính tổng mức đầu tư, đánh giá được tính khả thi/không khả thi của dự án đầu tư để quyết định đầu tư hoặc không đầu tư.

Chủ tịch HoREA cho biết, hiện Chính phủ quy định 5 phương pháp định giá đất, gồm phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chiết trừ, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư, phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai 2013 thì cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể, phải áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp để Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể.

Trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền thường áp dụng phương pháp thặng dư để định giá đất dự án bất động sản, nhà ở thương mại để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Người đứng đầu Hiệp hội cũng cho biết, các phương pháp định giá đất để xác định giá đất cụ thể vẫn còn nhiều bất cập như thời gian thường bị kéo dài trên dưới 3 năm, thậm chí lâu hơn; chưa phù hợp với giá đất thị trường đang giao dịch; làm thất thu ngân sách nhà nước; thị trường bất động sản thiếu minh bạch.

Chi Lê

Bình luận

Nổi bật

Chủ động ngăn chặn buôn lậu hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

Chủ động ngăn chặn buôn lậu hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 08:12

(CL&CS) - Dự báo tình hình buôn lậu hàng giả, hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo nguồn gốc xuất xứ trong năm 2024 tiếp tục có những thay đổi, diễn biến khó đánh giá.

Cần thiết sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Cần thiết sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:07

(CL&CS) - Sau hơn 17 năm triển khai, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định, trong đó có nhiều quy định không còn phù hợp với thực tiễn.

Tìm kiếm giải pháp phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Tìm kiếm giải pháp phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:04

(CL&CS) - Song song với quá trình ra mắt các sản phẩm, dịch vụ mới thì các hình thức gian lận cũng phát triển đa dạng trên không gian số từ lợi dụng lòng tin, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, lợi dụng lỗ hổng trong quy trình, lợi dụng sự tiện lợi của công nghệ,... Điều này đòi hỏi các tổ chức phải liên tục cập nhật và nâng cao khả năng phòng ngừa và phát hiện các hình thức lừa đảo.