Hà Nội sắp có công viên nằm ven sông lớn nhất, thuộc địa bàn 4 quận, sẽ là biểu tượng mới của Thủ đô
Đây là dự án nằm khai thác hiệu quả quỹ đất khu vực bãi nổi giữa sông và ven sông Hồng.
Thủ đô Hà Nội là nơi gắn liền với những dòng sông, trong đó sông Hồng là con sông lớn nhất. Theo dòng chảy thời gian, sông Hồng đã tạo ra cả không gian văn hóa, bề dày lịch sử của đất nước, sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay.
Để khai thác hiệu quả quỹ đất khu vực bãi nổi giữa sông (329ha) và bãi bồi ven sông Hồng (63ha) thuộc địa bàn 4 quận Hoàn Kiếm, Long Biên, Ba Đình, Tây Hồ thành công viên văn hóa xứng tầm tại khu vực, kỳ vọng trở thành biểu tượng mới của Thủ đô.
Mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm đã phát động cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực này.
Cụ thể, toàn bộ bãi nổi giữa thuộc các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Long Biên và bãi ven sông Hồng thuộc các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ được giới hạn từ cầu Tứ Liên đến cầu Trần Hưng Đạo (sắp khởi công) và đường trục hữu ngạn (lộ giới 50m) sông Hồng kết nối với khu dân cư hiện hữu và trung tâm khu vực nội đô lịch sử.
Quy hoạch không gian bãi giữa và ven sông Hồng một cách hiệu quả sẽ góp phần tạo nên một hành lang xanh dọc theo trục sông Hồng, là điểm đến hấp dẫn cho phát triển du lịch cộng đồng, sớm sánh vai với các con sông nổi tiếng trên thế giới.
Trong đó, bãi giữa sông Hồng nằm sát phần nội đô lịch sử, nơi có thể kết nối với các hoạt động đô thị sôi động khu vực phố cổ, hồ Hoàn Kiếm, khu chính trị Ba Đình. Đây có thể được coi là nơi “đón bình minh Hà Nội”, một bình minh tuyệt đẹp và độc đáo trên sông của Hà Nội.
Bãi nổi giữa sông được đánh giá là một không gian vô cùng đặc biệt, nơi có tầm nhìn không giới hạn trong đô thị, là điểm nhấn quan trọng của dòng sông.
Bãi nổi với diện tích khoảng 300ha, cao độ nền từ 2-10.5m, trong đó phần lớn diện tích có cao độ nền từ 6-9m, được bao quanh bởi mặt nước sông Hồng, đây là khu vực có nhiều tiềm năng về đất đai, cảnh quan thiên nhiên, môi trường khí hậu… để tạo lập thành không gian hấp dẫn nhất thành phố.
Từ phần đất này có thể quan sát được các khúc quanh co uyển chuyển của dòng chảy sông Hồng, cũng như cảnh quan bên phía Ngọc Thụy, Gia Lâm. Từ vị trí này nhìn về phía nội đô, cảm giác như đang được ở một thế giới khác. Cùng với những điểm nhấn là cầu Long Biên, Chương Dương và Nhật Tân, cảnh quan bãi giữa càng thêm huyền ảo.
Các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch cho rằng, bãi giữa sông Hồng là cơ hội lớn của Hà Nội để tạo ra không gian xanh ngay trong lòng thành phố và cầu Long Biên nếu trở thành cầu đi bộ thì sẽ là kết nối hoàn hảo cho công viên bãi giữa. Tới đây, khi cầu Long Biên không còn đường sắt đi qua, Thủ đô có thể biến cây cầu lịch sử này thành nơi kết nối, thưởng ngoạn công viên bãi giữa sông Hồng.
Hiện tại, có ít nhất có 230 loài chim thường xuyên đến sinh sống tại bãi sông Hồng. Người ta còn phát hiện 2-4 cá thể hạc đen được coi là biểu tượng của đồng bằng sông Hồng, vì gần như không ghi nhận được ở đâu khác. Vì vậy, nhiều chuyên gia đề xuất nên quy hoạch công viên bãi giữa hướng đến một không gian sinh thái có quy mô lớn trong thành phố giống một số khu rừng ven đô Paris.
Khu vực được quy hoạch cũng rất gần không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Trong khi không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm đang quá tải, chật chội thì khu vực công viên bãi giữa cỏ thể sẽ là một không gian mở rộng với nhiều hoạt động hơn, tạo thành một điểm tham quan, du lịch, bổ trợ không gian mở cho khu phố cổ, khu phố cũ Hà Nội.
Theo các chuyên gia, để từng bước hiện thực hóa định hướng nêu trên, trước hết TP cần nghiên cứu lập đề án, quy hoạch chi tiết bãi giữa, bãi nổi sông Hồng thành công viên văn hoá đa chức năng, quy hoạch các tuyến đường giao thông kết nối từ khu vực nội đô và từ TP phía Bắc, xây dựng các quảng trường, đài vọng cảnh để tận dụng không gian khoáng đạt của cảnh quan bầu trời - mặt nước, các công trình dịch vụ tiện ích… phục vụ nhu cầu tham quan, khám phá, vui chơi giải trí của người dân và du khách đến Hà Nội.
Các ý tưởng, giải pháp tốt từ cuộc thi “Ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng” sẽ cụ thể hóa trong các đồ án quy hoạch chi tiết mà các quận sẽ triển khai thời gian tới, hứa hẹn một tương lai "biến hình" khó tin tại khu vực bãi sông, tạo điều kiện nâng cao chất lượng sống và thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí cho người dân Thủ đô và các vùng lân cận.
Quốc Chiến
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.