Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19 PM

Phú Yên: Ứng dụng khoa học và công nghệ để xây dựng mô hình sản xuất cua lột theo chuỗi từ sản xuất giống

(CL&CS) - Mục tiêu chính của dự án là ứng dụng thành công tiến bộ KH&CN, xây dựng được mô hình sản xuất cua lột theo chuỗi từ sản xuất giống, ương nuôi cua nguyên liệu đến sản xuất cua lột thương phẩm để phục vụ xuất khẩu tại Phú Yên.

Đây là dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025 do Công ty CP Bá Hải thực hiện; kỹ sư Trần Sáu (Công ty CP Bá Hải) làm chủ nhiệm, với tổng kinh phí hơn 9 tỉ đồng; thời gian triển khai từ năm 2019-2024. Trong đó, nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học, công nghệ (KH-CN) gần 4 tỉ đồng và còn lại là vốn đối ứng của doanh nghiệp.

cua

Ông Trần Sáu (bìa trái) bàn giao cua giống cho người dân ở TX Đông Hòa. Ảnh: LỆ VĂN

Là người tham gia dự án, từ đầu năm 2023 đến nay, ông Phan Xuân Quảng, xã Hòa Tâm (TX Đông Hòa) dành 3ha để nuôi cua lột. Ban đầu khi chuyển đổi từ nuôi cua thịt sang cua lột, ông Quảng không khỏi bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ được tập huấn kỹ thuật nuôi cua, phương pháp xử lý nước để đảm bảo môi trường tốt nhất cho cua phát triển…, ông Quảng đã áp dụng thành công mô hình nuôi cua nguyên liệu phục vụ sản xuất cua lột.

Theo ông Quảng, quy trình nuôi cua lột theo chuỗi từ sản xuất giống, ương nuôi cua nguyên liệu đến sản xuất cua lột phục vụ xuất khẩu mà dự án triển khai có nhiều ưu điểm vượt trội so với các quy trình khác, được thể hiện qua: Chi phí đầu tư thấp, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao; cua giống có chất lượng tốt, không nhiễm kháng sinh nên người nuôi rất an tâm.

Ông Nguyễn Xuân Thơm (xã Hòa Tâm) cũng tham gia dự án này. Ông Thơm cho biết, nuôi cua nguyên liệu để sản xuất cua lột rất vất vả và phải canh đúng thời điểm cua lột để thu hoạch, nếu cua cứng vỏ lại coi như thất bại. Sau khi thả giống, cua sẽ được nuôi qua 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 3, người nuôi sẽ giảm lượng thức ăn cho cua ăn, khi đó cua nuôi bắt đầu chuẩn bị lột vỏ.

Chủ nhiệm đề tài, kỹ sư Trần Sáu cho biết, ngay từ khi triển khai, đơn vị đã phối hợp Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III tổ chức đào tạo, tập huấn cho các thành viên tham gia dự án. Trong đó tiến hành đào tạo 10 kỹ thuật viên chủ chốt, nắm vững quy trình công nghệ, có thể hướng dẫn cho các hộ dân thực hiện; tập huấn kỹ thuật và tổ chức tham quan học tập cho 400 lượt người dân về các mô hình sản xuất giống, nuôi cua nguyên liệu và sản xuất cua lột.

Mục tiêu chính của dự án là ứng dụng thành công tiến bộ KH-CN, xây dựng được mô hình sản xuất cua lột theo chuỗi từ sản xuất giống, ương nuôi cua nguyên liệu đến sản xuất cua lột thương phẩm để phục vụ xuất khẩu tại Phú Yên.

Hiện nay, dự án đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất cua giống, công nghệ ương nuôi cua nguyên liệu và công nghệ sản xuất cua lột được tổ chức chủ trì tiếp thu làm chủ và được nhân rộng trên địa bàn; xây dựng được một mô hình sản xuất cua giống, quy mô 5 triệu con cua giống/năm; xây dựng được mô hình nuôi cua nguyên liệu phục vụ sản xuất cua lột, diện tích 30ha, năng suất 1 tấn/ha/vụ nuôi (2 tháng); xây dựng được mô hình sản xuất cua lột, diện tích 100m2/MH, năng suất 350-400 kg/100m2/15 ngày, phát triển được 20 điểm nuôi.

Dấu hiệu để biết cua chuẩn bị lột vỏ là cua sẽ bỏ ăn từ 1-2 ngày, ranh giới giữa phần giáp đầu ngực và phần thân hình thành khe nứt, sự lột vỏ diễn ra sau đó khoảng 2-8 giờ. Sau khi cua lột được 1-2 giờ, thì tiến hành thu hoạch và đưa cua lột ra khỏi nước mặn.

Tiếp đó, ngâm cua lột vào nước ngọt khoảng 1-2 giờ để cua hút nước ngọt, cơ thể căng tròn đồng thời giảm độ mặn trong thịt cua. Cua lột sau khi xử lý kỹ thuật được cấp đông sâu ở nhiệt độ từ -20 đến -300C để bảo quản chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.

Đánh giá về dự án này, ông Dương Bình Phú, Giám đốc Sở KH&CN cho rằng việc ứng dụng KH-CN để xây dựng mô hình sản xuất cua lột theo chuỗi từ sản xuất giống, ương nuôi cua nguyên liệu đến sản xuất cua lột phục vụ xuất khẩu tại Phú Yên không chỉ mang tính đột phá, tạo đà phát triển chuỗi liên kết sản xuất, mà còn mở ra nhiều tín hiệu tích cực, khi có thêm một đối tượng nuôi mới cho người dân.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp áp dụng 5S và TPM giúp ổn định và nâng cao năng suất

Doanh nghiệp áp dụng 5S và TPM giúp ổn định và nâng cao năng suất

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:07

(CL&CS)- Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất được xem là yếu tố quan trọng bên cạnh giải pháp về đổi mới khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng cao năng suất, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp

Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01

(CL&CS)- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng... là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng.

Doanh nghiệp ngành thép có chất lượng vượt bậc nhờ áp dụng công cụ nâng cao năng suất

Doanh nghiệp ngành thép có chất lượng vượt bậc nhờ áp dụng công cụ nâng cao năng suất

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21

(CL&CS) - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ngành thép đã chủ động áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.