Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 27/05/2017, 09:14 AM

TP.HCM: Hàng loạt xe buýt nằm chờ tiền trợ giá

(NTD) - Nhiều xe buýt nối đuôi nhau “nằm chết” tại bến, bánh xe bị tháo rời, chủ xe lao đao bởi gánh nặng tài chính thiếu hụt, hoặc cố chạy để giữ tuyến... là bức tranh ảm đạm về xe buýt trợ giá tại TP.HCM. Các chủ xe tiết lộ lý do: Đã 5 tháng qua, họ vô cùng khó khăn vì chưa hề nhận được tiền trợ giá của thành phố.

Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng việc trợ giá cho xe buýt cần phải tính toán lại để tránh gây lãng phí , khi hiện nay nhiều xe buýt trợ giá hoạt động không hiệu quả. Vậy có nên tiếp tục trợ giá cho xe buýt để các chủ xe không còn phải lao đao, trầy trật như hiện nay?

50
Xe buýt các tuyến 18, 19, 20 đã ngưng hoạt động hơn 20 chiếc.

Dài cổ… chờ tiền trợ giá

Bến xe buýt Bến Thành, Q.1, TP.HCM chiều ngày 22/5/2017, không khí hoạt động của bến xe buýt vẫn rất sôi động với hàng trăm chiếc xe tấp nập vào ra đón chở khách. Nhưng một thực tế đang diễn ra là hoạt động của xe buýt trợ giá đang có sự xáo trộn và thưa dần về lượng xe cùng các chuyến. Xe buýt trợ giá là của xã viên thuộc sự quản lý của Liên hiệp hợp tác xã vận tải TP.HCM.

Hiện nay có khoảng 60 chủ xe tư nhân với hơn 60 xe buýt hoạt động trên ba tuyến chính là tuyến 18 (từ Hiệp Thành đi Bến Thành); tuyến 19 (từ Đại học Quốc gia TP.HCM đi Bến Thành); tuyến 20 (từ Bến Thành đi Nhà Bè). Trong năm 2016, các chủ xe của ba tuyến đường trên được trợ giá 173.000 đồng/chuyến để trang trải các chi phí.

Ông Đ.T.M. (59 tuổi, chủ xe đang hoạt động trên tuyến 19) cho biết thêm: Trước đây, một xe chạy 10 chuyến/ ngày và sẽ nhận số tiền trợ giá là 1,73 triệu đồng. Số tiền này sẽ dùng trả cho tài xế 600.000 đồng/ ngày, tiếp viên 330.000 đồng/ngày... Một tháng số tiền trợ giá hơn 50 triệu đồng. Ông M. có 2 xe hoạt động thì số tiền trợ giá sẽ là trên 100 triệu đồng. “Việc trợ giá không chỉ giúp các chủ xe đỡ phần nào gánh nặng tài chính mà còn động viên chúng tôi tích cực hoạt động” - ông M. nói.

Thế nhưng, từ tháng 1/2017 đến nay, các chủ xe này không còn nhận được số tiền trợ giá trên nữa. “Chúng tôi có lên hỏi Liên hiệp hợp tác xã vận tải TP.HCM nhưng nhận được câu trả lời là “tiền chưa có”. Không còn cách nào khác, chúng tôi phải bỏ tiền túi ra trang trải các chi phí để xe tiếp tục hoạt động và cũng để giữ tuyến đường” - ông N.Đ.H (47 tuổi, chủ xe tuyến 19) nói.

Ông H. cho biết thêm, trước khó khăn của các nhà xe, Liên hiệp hợp tác xã vận tải TP.HCM cũng cho tạm ứng 20 triệu đồng/ xe để hỗ trợ tiền xăng dầu, lương tài xế và tiếp viên tháng 1, tháng 2/2017, nhưng cũng chẳng thấm vào đâu so với gánh nặng tài chính đang đè nặng lên các chủ xe trên ba tuyến. Họ vẫn dài cổ chờ đợi tiền trợ giá của thành phố.

49
Lượng khách đi xe buýt ngày càng giảm.

Hàng loạt xe “nằm chết”

Các chủ xe cho biết, giá của một chiếc xe buýt trung bình 700-800 triệu đồng. Để một xe buýt hoạt động, phải tiêu tốn số tiền rất lớn, đó là: Tiền thuê tài xế, tiếp viên, tiền dầu, quản lý bến bãi, gửi xe... Chi phí trung bình mỗi ngày cho một chiếc xe buýt hoạt động trên 2,2 triệu đồng.

Ông T.Đ.T (47 tuổi, chủ xe tuyến 18), cho biết: Gia đình có 2 xe chạy tuyến 19 từ Đại học Quốc gia đi Bến Thành đã được 2 năm nay. Mỗi ngày 1 xe chạy từ 8-10 chuyến. Để hoạt động, mỗi tháng phải chi khoảng 130 triệu đồng cho 1 xe. Ngày trước còn được trợ giá, nhưng từ đầu năm đến nay chưa nhận được số tiền trên nên phải tự xoay sở, vay mượn để có tiền đầu tư hoạt động. Đến nay, một xe của gia đình đã cho ngưng hoạt động, chỉ chạy 1 chiếc để giữ tuyến.

“Đến nay, các chủ xe chúng tôi vẫn chưa hề hay biết sẽ được trợ giá bao nhiêu tiền. Hỏi thì đại diện liên hiệp nói là chưa có. Do vậy tâm lý của các xã viên chúng tôi rất hoang mang, thấp thỏm lo lắng, không biết nên tiếp tục đầu tư nữa hay không” - ông T. nói trong âu lo.

Hiện nay có 22 xe đã ngưng hoạt động, phải đậu tại bến do không có chi phí. Tuyến 19 đã có 14 chiếc ngưng hoạt động gần 1 tháng nay, tuyến 18 và 20 cũng có 8 xe ngừng chạy.

Đau xót hơn, một số nhà xe mua phụ tùng nhưng chưa có tiền chi trả đã bị chủ nợ buộc tháo bánh xe hoàn trả lại. “Các xe còn lại đang hoạt động cầm chừng, trong khi nhu cầu đi lại bằng xe buýt ngày càng giảm, chủ yếu khách hàng là sinh viên. Trước mắt là kỳ nghỉ hè nên lượng khách sẽ thưa thớt. Trong tháng tới, sẽ còn nhiều xe tiếp tục nằm bến, ngưng hoạt động” - ông T.N.T (46 tuổi, chủ xe tuyến 20) ngao ngán.

51
Nhiều xe “nằm chết” tại bến Đại học Quốc gia.

 Bài & ảnh: Hoàng Bắc

 

_Bao NTD_So 334 _5
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.