Dữ liệu cũ
Thứ tư, 11/09/2019, 10:53 AM

TP.HCM được giao chủ đầu tư dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

(NTD) - Bộ Giao thông Vận tải giao UBND TP.HCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kêu gọi đầu tư, triển khai, quản lý vận hành khai thác dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Sau khi thống nhất với UBND tỉnh Tây Ninh, UBND TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải giao UBND TP.HCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kêu gọi đầu tư, triển khai, quản lý vận hành khai thác dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.

Cao tốc TP.HCM - moc-bai 1
Sơ đồ đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Ảnh: Nguồn Tổng cục đường bộ.

Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có chiều dài 53,5km, với điểm đầu giao với đường vành đai 3 thuộc huyện Hóc Môn, TP.HCM và điểm cuối kết nối vào quốc lộ 22 khu vực cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.

Dự án sẽ được phân kỳ đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (có sự hỗ trợ của Nhà nước). Giai đoạn 1, xây dựng đoạn TP.HCM - Trảng Bàng với quy mô 4 làn xe tiêu chuẩn và đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài với quy mô 4 làn xe (đường cao tốc hạn chế). Giai đoạn hoàn chỉnh, xây dựng đoạn TP.HCM - Trảng Bàng với quy mô 8 làn xe và đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài với quy mô 6 làn xe.

UBND TP.HCM sẽ chịu trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa phận TP.HCM và là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kêu gọi đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. UBND tỉnh Tây Ninh chịu trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa phận tỉnh Tây Ninh.

UBND TP.HCM cũng kiến nghị Thủ tướng cho phép mở rộng phạm vi bồi thường giải phóng mặt bằng tại các nút giao giữa đường cao tốc với đường vành đai 3, vành đai 4 và các điểm phù hợp khác để phát triển hệ thống giao thông tĩnh, trạm dịch vụ hậu cần, trung tâm thương mại, dịch vụ… Đồng thời nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị gần với khu vực các nút giao liên thông để khai thác các quỹ đất, tạo nguồn thu cho các địa phương.

Khi hoàn thành, dự án sẽ kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và các đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế của vùng và khu vực ASEAN.

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó phía TP.HCM góp khoảng 2.000 tỷ đồng, Tây Ninh khoảng 1.000 tỷ đồng.

K.C

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.