Dữ liệu cũ
Thứ năm, 01/09/2016, 11:27 AM

TPHCM chú trọng phát triển giao thông xanh

(NTD) - Sự gia tăng không ngừng của các phương tiện giao thông vận tải đã và đang là một trong những nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. Theo các chuyên gia, phát triển giao thông xanh để giảm ùn tắc giao thông, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Hạ tầng giao thông còn nhiều ngổn ngang

Với sự bùng nỗ của nền kinh tế, lượng xe máy ngày càng gia tăng và trở thành một nỗi lo cho xã hội. Chỉ tính riêng TP.HCM đã có khoảng 5 triệu chiếc xe máy tức là khoảng một nửa dân số thành phố đang đi xe máy cùng với hơn 500.000 chiếc xe ô tô với các khí thải độc hại đang góp phần vào sự xuống cấp của chất lượng không khí, gia tăng những vấn đề sức khỏe và quá trình biến đổi khí hậu. Số liệu thống kê cho thấy, các loại sản phẩm cháy của hỗn hợp nhiên liệu không khí trong động cơ xe cơ giới thải ra chiếm 70% nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở các đô thị hiện nay. Không có gì là khó lý giải nếu ô nhiễm không khí nhanh chóng trở thành một vấn nạn tại TP.HCM.

Hiện nay phương tiện giao thông chủ yếu là xe máy, bình quân cứ 2 người thì có một xe máy. Với mật độ dân số đông đúc như thành TP.HCM, nhu cầu đi lại càng trở nên bức thiết đối với mỗi người. Cường độ hoạt động giao thông liên tục, các phương tiện tham gia giao thông hiện nay đang trực tiếp thải các chất thải độc hại ra môi trường sống. Đáng nói thêm, quỹ đất dành cho giao thông đô thị còn thấp chỉ chiếm dưới 10% điện tích đất đô thị tại các thành phố lớn như TP.HCM. Trong khi đó mạng lưới giao thông lại phân bố không đồng đều, đường đô thị ngắn và hẹp, có nhiều cửa ngỏ cắt ngang; kết cấu cơ sở hạ tầng cầu, đường nghèo nàn, xuống cấp; hệ thống giao thông tĩnh như bến bãi, điểm đỗ xe, trạm dừng nghỉ còn thiếu và chất lượng thấp; các nút giao thông chủ yếu là giao thông cắt bằng, nhiều nút quá tải và là trọng điểm về ùn tắc giao thông.

DSC00489s
TPHCM đang đẩy mạnh đầu tư, phát triển xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường.

Theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, chuyên ngành động cơ đốt trong, do không gian buồng cháy của động cơ rất nhỏ hẹp và thời gian cháy chỉ vài phần nghìn của một giây đồng hồ trong một chu kỳ sinh công nên sự cháy không thể xả ra hoàn hảo như trong điều kiện bình thường và trong buồng cháy của động cơ, lượng nhiên liệu đưa vào buồng đốt sẽ không bao giờ được cháy trọn vẹn. Vì thế rất nhiều khí độc đã được thải ra môi trường như CO2, CO, NO, SO2, SO3, các loại hạt bụi than và bồ hóng (CmHn). Cũng theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, hàng năm, tại Việt Nam các phương tiện giao thông đã thải ra 6 triệu tấn CO2, 35.000 tấn CO, 12.000 tấn SO2 và hơn 22.000 tấn CmHn. Lượng khí thải, bụi đang tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển về số lượng các phương tiện giao thông đường bộ. Cụ thể, nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM… tại các nút giao thông đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép 3-5 lần, nồng độ khí CO2, NO2 trung bình ngày ở một số nút giao thông lớn đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2- 1,5 lần.

Khuyến khích sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường

Theo các chuyên gia, việc phát triển đồng bộ hệ thống giao thông kết hợp với tăng cường hiện đại hóa các phương tiện giao thông công cộng là biện pháp hữu hiệu để giảm lượng khí thải do giao thông gây ra. Tuy nhiên, để bảo đảm có một môi trường giao thông thân thiện, cần đồng bộ giữa phát triển giao thông với hệ thống thoát nước, cây xanh và giảm thiểu bê tông hóa trong quá trình phát triển.

Trong quá trình phát triển giao thông đô thị, phải dành quỹ đất để phát triển hệ thống cây xanh, thảm phủ thực vật để cải thiện môi trường không khí. Giao thông đô thị rất cần các vành đai xanh, một mặt tạo cảnh quan đô thị thân thiện, mặt khác là bộ lọc không khí vô cùng hữu hiệu cho môi trường đô thị. Cải tạo nền kinh tế xã hội để có cơ sở xã hội quy hoạch địa bàn cư trú phù hợp với các vùng kinh tế nhằm triển khai ứng dụng giao thông cộng cộng một cách phù hợp để có điều kiện hạn chế bớt số phương tiện xe gắn máy.

PGS.TS Nguyễn Lê Ninh chia sẻ thêm,  hướng tới giao thông xanh tại một đô thị lớn như TPHCM, chúng ta cần phải đẩy mạnh phát triển các loại hình giao thông công cộng. Hiện tại hệ thống công cộng ở các đô thị Việt Nam hiện nay mới chỉ có xe buýt và taxi. Thị phần đảm nhận của vận tải hành khách công cộng ở đô thị còn rất thấp chỉ dưới 10% nhu cầu đi lại. Mặt khác, chúng ta cũng phải đẩy mạnh khuyến khích người dân sử dụng nhiên liệu sạch, năng lượng sạch; đẩy mạnh việc kiểm soát khí thải phương tiện khi tham gia giao thông. Từ ngày 1/1/2017, các loại xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 4 và mức 5 đối với loại xe hai bánh thì áp dụng ở mức 3.

Hà Văn

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.