Thứ sáu, 05/07/2024, 11:40 AM

TP. HCM sẽ có thêm tuyến tàu điện nối sân bay Tân Sơn Nhất đến Công viên Văn hoá Đầm Sen?

Theo đề xuất, tuyến tàu có chiều dài 30km với tổng mức đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng.

Mới đây, CTCP Công viên Thạch Bàn đã đề xuất TP. HCM xây dựng đề xuất xây tuyến tàu điện tự lái kết nối sân bay Tân Sơn Nhất tới Công viên Văn hoá Đầm Sen.

Theo đó, tuyến có tổng chiều dài gần 30km; lộ trình sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình - trung tâm thành phố - Công viên Văn hóa Đầm Sen, quận 11.

Dự án được đề xuất đầu tư theo ba giai đoạn. Đầu tiên, sẽ làm gần 13km từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Cù lao Nguyễn Kiệu, quận 4. Đoạn này chủ yếu chạy dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Sau đó, tuyến đường được xây tiếp đoạn từ Cù lao Nguyễn Kiệu tới cầu Bà Tàng, quận 8, dài khoảng 5,7km, chạy dọc kênh Đôi. Cuối cùng là đoạn từ cầu Bà Tàng đến khu vực công viên văn hóa Đầm Sen, dài 11,5km theo kênh Tân Hóa, đường Lạc Long Quân.

Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng 20.000 tỷ đồng. Quá trình triển khai, doanh nghiệp dự đoán thuận lợi khi tuyến chạy dọc các kênh rạch, giảm khó khăn về giải phóng mặt bằng. Công trình cũng chủ yếu làm bằng thép nên có thể thi công hàng loạt tại nhà máy, giúp đẩy nhanh tiến độ.

Doanh nghiệp đề xuất xây tuyến tàu điện nối Tân Sơn Nhất đến công viên Đầm Sen

Doanh nghiệp đề xuất xây tuyến tàu điện nối Tân Sơn Nhất đến công viên Đầm Sen

Ngoài ra, tàu điện tự lái so với monorail (tàu một ray) có ưu thế về chuyển làn linh hoạt, mức đầu tư cũng thấp hơn.

Tàu điện được doanh nghiệp đề xuất là loại hình tự lái trên cao Automated guideway transit (AGT).

Theo doanh nghiệp đề xuất, tuyến đường trên khi triển khai sẽ góp phần giải quyết trực tiếp tình trạng ùn tắc ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, đồng thời giúp phát triển mạng lưới đường sắt đô thị của TP. HCM.

Hiện nay, đề xuất của doanh nghiệp đã được thành phố tiếp nhận. Sở Giao thông Vận tải đang đề nghị các Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Ban Quản lý đường sắt đô thị góp ý về tính khả thi, hợp lý của loại hình trên trước khi đánh giá lại và thực hiện các phần việc tiếp theo.

Cũng liên quan đến đường sắt, hiện nay, TP. HCM đang quy hoạch 8 tuyến metro và ba tuyến xe điện mặt đất (hoặc đường sắt một ray) tổng chiều dài khoảng 220km, tổng vốn đầu tư ước tính gần 25 tỷ USD.

Đáng chú ý, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và số 2, đoạn Bến Thành - Tham Lương tổng chiều dài hơn 30km đã được triển khai từ vốn ODA theo cơ chế cấp phát từ ngân sách trung ương. Các tuyến còn lại chưa được đầu tư. Trong định hướng quy hoạch sắp tới, mạng lưới metro ở thành phố dự tính được nâng lên với tổng chiều dài khoảng 510 km.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.