Tội phạm an ninh mạng là mối đe dọa hàng đầu của doanh nghiệp

(CL&CS) - Theo các chuyên gia của PwC (một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới), nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối mặt với các loại tội phạm kinh tế khác nhau.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Theo kết quả tại Khảo sát Tội phạm kinh tế và gian lận toàn cầu năm 2022 của PwC với gần 1.300 lãnh đạo doanh nghiệp tại 53 quốc gia, tội phạm an ninh mạng đứng đầu danh sách các mối đe dọa hiện tại mà các doanh nghiệp phải đối mặt, trong khi các rủi ro mới từ gian lận báo cáo môi trường, xã hội và quản trị (ESG) và gian lận trên các nền tảng có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong tương lai. Lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông có tỷ lệ gian lận cao nhất trong tất cả các ngành được khảo sát.

“Các doanh nghiệp có nguy cơ dễ bị tổn thương hơn và những kẻ lừa đảo đến từ bên ngoài ngày càng trở thành mối đe dọa lớn khi các cuộc tấn công không ngừng gia tăng dưới các hình thức tinh vi hơn”, báo cáo của PwC nêu rõ.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, gần một nửa số công ty được khảo sát (46%) báo cáo đã gặp phải sự cố gian lận hoặc tội phạm kinh tế trong vòng 24 tháng qua. 70% công ty trong số này đã gặp phải các sự cố gian lận mới, hậu quả của sự gián đoạn do Covid-19.

Đặc biệt, thiệt hại do những hành vi này mang lại ngày càng đáng kể hơn. Trong số các công ty có doanh thu toàn cầu hàng năm trên 10 tỷ USD, 52% đã gặp phải sự cố về gian lận trong 24 tháng qua. Trong nhóm này, gần 1/5 báo cáo rằng sự cố gây gián đoạn nhất đã gây thiệt hại tài chính lên đến hơn 50 triệu USD. Tỷ lệ của các công ty nhỏ hơn (những công ty có doanh thu dưới 100 triệu USD) bị ảnh hưởng thấp hơn với 38% công ty từng bị gian lận, trong đó 1/4 đối mặt với tổng số tiền bị ảnh hưởng hơn 1 triệu USD.

Ông Võ Tấn Long, Tổng Giám đốc, Công ty Tư vấn PwC Việt Nam cho biết, trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các loại tội phạm kinh tế khác nhau. Điều này cho thấy, gian lận kinh tế vẫn là mối quan ngại lớn của nhiều doanh nghiệp.

Vì thế, vị này khuyến nghị, các doanh nghiệp cần phải tiếp tục cảnh giác, phản ứng kịp thời và nhất quán đối với các cáo buộc gian lận. Bằng việc lập kế hoạch, đưa ra chính sách, thủ tục và các biện pháp kiểm soát phù hợp, doanh nghiệp có thể phần nào giảm thiểu rủi ro gian lận, phát hiện sớm và hạn chế tổn thất gây ảnh hưởng đến tài chính và danh tiếng công ty.

“Nếu không có cách tiếp cận đúng đắn, rủi ro do các hành vi gian lận gây ra có thể khiến doanh nghiệp trả giá “đắt” không chỉ về mặt tài chính mà còn là nỗ lực của ban quản trị để tái thiết lại hoạt động kinh doanh, ông Võ Tấn Long nêu rõ.

Theo Hải Quan

Bình luận

Nổi bật

99% đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo ở Tây Ninh liên quan đến đất đai

99% đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo ở Tây Ninh liên quan đến đất đai

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:23

Ban tiếp công dân tỉnh Tây Ninh cho biết, 6 tháng đầu năm có 187 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến UBND tỉnh qua các nguồn. Trong đó, 99% đối tượng và nội dung chủ yếu là liên quan đến đất đai.

'Đỏ mắt' tìm đơn vị định giá đất, dự án xây chợ ở Hóc Môn 30 lần thông báo vẫn chưa có ai nhận

'Đỏ mắt' tìm đơn vị định giá đất, dự án xây chợ ở Hóc Môn 30 lần thông báo vẫn chưa có ai nhận

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:23

Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh có thư mời lần thứ 30, mời các đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất 4.400m2 ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn.

Doanh nghiệp bất động sản “trở lại đường đua”, thị trường vào pha phục hồi?

Doanh nghiệp bất động sản “trở lại đường đua”, thị trường vào pha phục hồi?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:22

Kể từ đầu năm 2024, không chỉ các chủ đầu tư đồng loạt “bung hàng”, mở bán các dự án mới mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới cũng “ồ ạt” tuyển quân, chuẩn bị cho một chu kỳ mới của thị trường bất động sản.