Thứ hai, 09/09/2024, 23:53 PM

Tỉnh nằm ở vị trí 'đầu gối Trường Sơn, vai kề biên giới' sắp có đoạn tuyến cao tốc 1.500 tỷ, mở ra không gian phát triển mới

Đoạn tuyến cao tốc gần 1.500 tỷ đồng nằm trên tuyến cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành 21.000 tỷ đồng, đi qua Bình Phước dự kiến sẽ khởi công vào quý II/2025.

Mới đây, Ban Quản lý Dự án (BQLDA) Đầu tư Xây dựng tỉnh Bình Phước đã công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước.

Theo đó, tuyến cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành thuộc Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh có điểm đầu tại Vành đai 3 TP. HCM và điểm cuối tại khu vực thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Bản đồ hướng tuyến cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước. Ảnh chụp từ văn bản

Bản đồ hướng tuyến cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước. Ảnh chụp từ văn bản

Tuyến cao tốc với tổng vốn đầu tư 21.000 tỷ đồng được xác định trong mạng lưới hệ thống đường cao tốc trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo Quy hoạch dự kiến sẽ tạo ra sự đồng bộ, nâng cao khả năng kết nối cũng như rút ngắn quãng đường vận chuyển giữa các đô thị vệ tinh của TP với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hiện trạng điểm đầu và điểm cuối của dự án. Ảnh chụp từ văn bản

Hiện trạng điểm đầu và điểm cuối của dự án. Ảnh chụp từ văn bản

Ngoài ra, tuyến cao tốc cũng giúp giải quyết nhu cầu giao thông trực tiếp cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh của TP. HCM, trong tương lai sẽ kết nối thuận lợi giao thông giữa Cảng hàng không quốc tế Long Thành với các tỉnh, thành phố và vùng phụ cận.

Tuyến cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước có chiều dài 6,6km; điểm đầu của dự án nằm tại ranh giới giữa tỉnh Bình Phước, điểm cuối giao với Quốc lộ 14 (Km58+720 theo lý trình Dự án).

Địa điểm thực hiện dự án đi qua các xã Nha Bích, phường Minh Thành và TX. Chơn Thành.

Để triển khai dự án, tổng diện tích đất giải phóng mặt bằng khoảng 82ha, trong đó đất ở khoảng 2,4ha; đất trồng cây lâu năm khoảng 74ha; đất trồng lúa khác khoảng 1,26ha; đất rừng tự nhiên khoảng 4,1ha; đất trồng cây hàng năm khoảng 0,36ha; đất nuôi trồng thủy sản khoảng 0,06ha.

Dự án đi qua tỉnh Bình Phước có điểm đầu tại ranh giới tỉnh Bình Phước, tuyến đi trùng vào tim đường D9, Dự án KCN và Dân cư Becamex - Bình Phước khoảng 2km; tuyến đi tiếp khoảng 1,5km theo quy hoạch chung đô thị TX. Chơn Thành, sau đó kéo dài và kết nối với Quốc lộ 14 tại Km993+500.

Dự án sẽ xây dựng đoạn tuyến cao tốc với chiều dài 6,6km, giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch (bề rộng 80m) và đầu tư phân kỳ giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 25,5m (có làn dừng khẩn cấp liên tục), vận tốc thiết kế 120km/h.

Ngoài ra sẽ xây dựng đường song hành hai bên cao tốc với bề rộng mặt đường 11m, vỉa hè 6m; riêng đoạn Km52+159,93 - Km54+280 qua đất quy hoạch Khu Công nghiệp và Dân cư Becamex Bình Phước do CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật Becamex - Bình Phước đầu tư xây dựng tại dự án riêng.

Sau khi hoàn thành, đoạn tuyến được kỳ vọng sẽ mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh Bình Phước. Ảnh: Internet

Sau khi hoàn thành, đoạn tuyến được kỳ vọng sẽ mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh Bình Phước. Ảnh: Internet

Lộ trình dự án: Quý I/2024 đến quý II/2025 sẽ tiến hành phê duyệt thiết kế kỹ thuật và đền bù GPMB; khởi công dự án vào quý II/2025 - quý IV/2026; thanh thải và hoàn thành dự án vào hết quý IV/2025; thời gian thi công dự án dự kiến trong vòng 2 năm.

Đoạn tuyến cao tốc đi qua tỉnh Bình Phước có tổng mức đầu tư 1.474 tỷ đồng; trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 442 tỷ đồng; chi phí xây dựng gần 851 tỷ đồng; chi phí QLDA hơn 10 tỷ đồng; chi phí tư vấn xây dựng gần 60 tỷ đồng; chi phí khác hơn 22 tỷ đồng và chi phí dự phòng gần 89 tỷ đồng.

Tỉnh Bình Phước nằm ở vị trí chiến lược khi phía Bắc giáp Đắk Nông, phía Nam giáp Bình Dương, phía Đông giáp Lâm Đồng và Đồng Nai, còn phía Tây giáp Tây Ninh; có vị trí "đầu gối Trường Sơn, vai kề biên giới", Bình Phước sở hữu đường biên giới dài 258,939km tiếp giáp Campuchia ở phía Tây Bắc. Do đó, việc giữ gìn an ninh, ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ vững chắc địa bàn luôn là nhiệm vụ trọng yếu, song hành cùng mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh.

Với diện tích tự nhiên 6.873,56km2, Bình Phước là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; vị trí địa lý thuận lợi khi không xa TP. HCM – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước – và có cửa khẩu giao thương với Campuchia, giúp Bình Phước có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế mạnh mẽ.

Hải Đăng

Bình luận

Nổi bật

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 70 tỷ USD của Việt Nam: Thời điểm 'vàng' để triển khai, nguồn vốn phân bổ ra sao sau khi ấn định dấu mốc quan trọng?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 70 tỷ USD của Việt Nam: Thời điểm 'vàng' để triển khai, nguồn vốn phân bổ ra sao sau khi ấn định dấu mốc quan trọng?

sự kiện🞄Thứ hai, 16/09/2024, 17:35

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 70 tỷ USD, đi qua 20 tỉnh thành trên cả nước đã được đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư trong tháng 10/2024, trong đó việc phân bổ nguồn vốn cho dự án được tính toán kỹ càng, thận trọng.

Lộ diện 'quân bài chiến lược' giúp Hà Đô thu về nghìn tỷ trong năm 2025

Lộ diện 'quân bài chiến lược' giúp Hà Đô thu về nghìn tỷ trong năm 2025

sự kiện🞄Thứ hai, 16/09/2024, 17:34

Dự án nằm ở ngoại thành TP. Hà Nội dự kiến sẽ giúp doanh nghiệp thu về gần 1.500 tỷ đồng từ bất động sản.

Bí ẩn bên dưới cây cầu cao nhất thế giới gần Việt Nam: Cao ngang tòa nhà 200 tầng, có thác nước dốc nhất châu Á

Bí ẩn bên dưới cây cầu cao nhất thế giới gần Việt Nam: Cao ngang tòa nhà 200 tầng, có thác nước dốc nhất châu Á

sự kiện🞄Thứ hai, 16/09/2024, 17:17

Cây cầu cao nhất thế giới với tổng vốn đầu tư 144 triệu USD, được ví là cây cầu "đi xuyên mây" của Trung Quốc nằm ở độ cao ngang ngửa với tòa nhà 200 tầng, bên dưới có thác nước dốc nhất châu Á - hẻm núi sông Nizhu hay còn gọi là "vết nứt trên trái đất".