Văn hóa và Đời sống
Chủ nhật, 06/10/2024, 10:17 AM

Tỉnh miền Trung sẽ lên TP trực thuộc Trung ương chuẩn bị xây dựng thêm 6 cây cầu trên cùng một dòng sông

Đây là một trong những hạng mục quan trọng của dự án Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam.

Dự án ‘trọng điểm của trọng điểm’

Ngày 5/10, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức họp để triển khai dự án Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam.

Theo Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam (chủ đầu tư), dự án này sẽ tiến hành nạo vét sông Trường Giang từ ngã ba An Lạc (Cửa Đại) đến Cửa Lở (vịnh An Hòa) với chiều dài 60km. Dòng sông sẽ được nạo vét với bề rộng luồng 30m và độ sâu 2,3m đảm bảo cho tàu có trọng tải lên đến 100 tấn lưu thông 2 làn một cách hiệu quả.

Nạo vét sông Trường Giang sẽ giúp

Nạo vét sông Trường Giang sẽ giúp "hồi sinh" dòng sông đang dần bị thu hẹp, nguồn nước ô nhiễm, sạt lở. Ảnh: Lao Động

Trong khuôn khổ dự án, tổ hợp công trình thoát lũ TP Tam Kỳ sẽ xây dựng kênh tiêu và các công trình liên quan trên kênh nối từ hồ Sông Đầm ra sông Trường Giang với chiều dài 2,38km và bề rộng đáy kênh 50m. Ngoài ra, dự án sẽ xây dựng 6 cây cầu mới bắc qua sông Trường Giang, bao gồm cầu Bình Dương, Hưng Mỹ, Bình Nam, Tỉnh Thủy, Tam Thanh và Tam Tiến cùng với 1 cầu dân sinh hoàn trả, tất cả đều đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.

Chính quyền tỉnh Quảng Nam trước đó đã phê duyệt "Dự án phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam", được triển khai tại thành phố Tam Kỳ và các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành với diện tích sử dụng đất khoảng 483 ha.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, tổng mức đầu tư của dự án là hơn 2.722 tỷ đồng, tương đương 113,39 triệu USD, trong đó chi phí xây dựng chiếm phần lớn với hơn 1.629 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn vay ODA từ Ngân hàng Thế giới (WB) khoảng hơn 1.838 tỷ đồng (tương đương 76,57 triệu USD), chiếm 67,53% tổng mức đầu tư, và vốn đối ứng hơn 884 tỷ đồng (tương đương 36,82 triệu USD).

Khơi thông, nạo vét sông Trường Giang nhằm khôi phục lại tuyến đường thủy huyết mạch và tạo điều kiện để các địa phương đánh thức tiềm năng vốn có của dòng sông này. Ảnh: Internet

Khơi thông, nạo vét sông Trường Giang nhằm khôi phục lại tuyến đường thủy huyết mạch và tạo điều kiện để các địa phương đánh thức tiềm năng vốn có của dòng sông này. Ảnh: Internet

Dự án do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư, thực hiện trong giai đoạn 2022-2027. Dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam nhận định, đây là dự án “trọng điểm của trọng điểm” với mục tiêu hồi sinh dòng sông Trường Giang, tạo ra một hệ thống giao thông thông suốt, khắc phục tình trạng ngập lụt, đồng thời tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các khu vực liên vùng Thăng Bình - Duy Xuyên - Tam Kỳ.

Triển khai trong tháng 9/2025

Với hàng nghìn hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng của dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đặc biệt nhấn mạnh cần tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận thực hiện dự án. Ông cũng yêu cầu tập trung quản lý hiện trạng, tránh tình trạng cơi nới, xây dựng công trình trái phép với mục đích chờ đền bù.

"Với tinh thần là cuộc sống người dân bị ảnh hưởng bởi dự án được tốt hơn, tránh tình trạng di dời rồi đời sống khó khăn" - ông Lê Văn Dũng khẳng định.

Đối với việc xây dựng các cây cầu, cần đảm bảo cả về mặt kỹ thuật lẫn mỹ thuật, các công trình phải có vẻ đẹp hài hòa, gắn kết với sự phát triển đô thị và du lịch.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho biết, đây là dự án có tổng mức đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, sử dụng vốn vay ODA, do đó khâu bồi thường và giải phóng mặt bằng là yếu tố hết sức quan trọng. Cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt để dự án triển khai đúng tiến độ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh phải đảm bảo đời sống người dân khi triển khai dự án nghìn tỉ. Ảnh: Lao Động

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh phải đảm bảo đời sống người dân khi triển khai dự án nghìn tỉ. Ảnh: Lao Động

Mục tiêu là khởi công dự án vào tháng 10 năm 2025, chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXIII. Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các Công trình Giao thông tỉnh Quảng Nam (chủ đầu tư) cho biết, hiện đang chạy đua để hoàn tất các thủ tục, dự kiến sẽ khởi công công trình đầu tiên vào tháng 9 năm 2025.

Sông Trường Giang có chiều dài hơn 70km, chảy dọc bờ biển qua các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và thành phố Tam Kỳ. Trước đây, dòng sông từng là tuyến đường thủy quan trọng của tỉnh Quảng Nam nhưng hiện đã bị bồi lấp.

Dự án đầu tư nhằm tăng cường kết nối, loại bỏ các trở ngại về cơ sở hạ tầng cho các khu kinh tế trọng điểm ven biển, khu dân cư và các khu du lịch ven biển. Đồng thời, nó còn góp phần xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Việc cải tạo hệ thống giao thông thủy nội địa sẽ tăng cường khả năng tiêu thoát lũ cho lưu vực sông Trường Giang, hỗ trợ chống ngập lụt khu vực Tam Kỳ, phục vụ lợi ích dân sinh, du lịch và phát triển kinh tế địa phương.

Trong tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh gửi Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, Quảng Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên; tầm nhìn đến năm 2050 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Tỉnh miền Trung sẽ lên TP trực thuộc Trung ương chuẩn bị xây dựng thêm 6 cây cầu trên cùng một dòng sông

Tỉnh miền Trung sẽ lên TP trực thuộc Trung ương chuẩn bị xây dựng thêm 6 cây cầu trên cùng một dòng sông

sự kiện🞄Chủ nhật, 06/10/2024, 10:17

Đây là một trong những hạng mục quan trọng của dự án Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam.

Địa phương có cầu dây văng nhịp chính dài nhất Đông Nam Á sẽ là thành phố sinh thái, hiện đại, mang đậm bản sắc sông nước

Địa phương có cầu dây văng nhịp chính dài nhất Đông Nam Á sẽ là thành phố sinh thái, hiện đại, mang đậm bản sắc sông nước

sự kiện🞄Chủ nhật, 06/10/2024, 09:35

Thành phố này sẽ hướng đến xây dựng thành phố sinh thái, hiện đại, đậm bản sắc sông nước, trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2045.

Hang động nước ngọt sâu nhất thế giới chứa vừa tòa nhà chọc trời hơn 800m, hình thành cách đây 16 triệu năm

Hang động nước ngọt sâu nhất thế giới chứa vừa tòa nhà chọc trời hơn 800m, hình thành cách đây 16 triệu năm

sự kiện🞄Chủ nhật, 06/10/2024, 08:34

Hang động này được ghi nhận sâu đến mức có thể chứa vừa cả tháp Burj Khalifa, tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới.