Dữ liệu cũ
Thứ năm, 12/02/2015, 07:44 AM

Tin tức nóng thế giới mới cập nhật ngày 12/2/2015

(NTD) - Nguyên thủ 4 nước Nga, Đức, Pháp và Ukraine đã bước vào cuộc đàm phán hòa bình tại thủ đô Minsk của Belarus nhằm tìm lối thoát cho tình hình xung đột ở miền Đông Ukraine và Mỹ sẽ sử dụng lực lượng quân sự trong cuộc chiến với IS...

Hội nghị 4 bên về Ukraine

Tham gia cuộc đàm phán được xem là “cơ hội cuối cùng” cho hòa bình Ukraine có  Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Đến thời điểm hiện tại, kết quả đàm phán chưa được thông báo, tuy nhiên, theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, “tất cả đều diễn ra tích cực” và “tốt hơn so với dự kiến”. Ngoại trưởng Nga cũng khẳng định, bất kỳ nội dung nào về cuộc xung đột ở Ukraine được thảo luận và ký kết tại Minsk cũng phải bảo vệ các quyền của tất cả mọi công dân đang sống ở nước này. Trước khi bước vào Dinh Độc lập, nơi tiến hành đàm phán, hai Tổng thống Nga và Ukraine đã bắt tay và có cuộc trao đổi ngắn, theo Lenta.

The gioi ngay 12-2

Nguyên thủ 4 nước Nga, Đức, Pháp và Ukraine đã bước vào cuộc đàm phán hòa bình tại thủ đô Minsk 

Ukraine đang lặp lại số phận của Gruzia?

Ý nghĩa bản báo cáo của Hoa Kỳ là nên khởi động ở Ukraine một cuộc chiến tranh chống Nga bằng bàn tay người khác, và để làm điều đó thì phải tăng cường viện trợ quân sự cho Kiev, mà trước mắt là phải cung cấp ngay vũ khí sát thương để quân đội nước này “tùy nghi sử dụng”.

Ngày 6 tháng 2, Nhà Trắng đã đưa ra chiến lược an ninh quốc gia đến năm 2015, trong đó không ngần ngại đề cập đến khả năng sử dụng vũ lực trên toàn thế giới vì lợi ích của Mỹ, nếu cần thiết có thể sử dụng đơn phương.

Nữ nhà báo Mỹ-Anh Anne Applebaum đã viết trên The Washington Post về chính sách đối ngoại của Mỹ: "Hiện giờ phương Tây không chỉ cần chính sách quân sự và chiến lược toàn diện, dài hạn được thiết kế để củng cố chính quyền Kiev và từng bước đưa Ukraine hội nhập vào châu Âu”.

Phương Tây không thể chỉ bắt đầu đào tạo các quân nhân Ukraine và cả các nhân viên cơ quan đặc nhiệm, đơn giản bởi vì cơ quan này đã bị cựu tổng thống của đất nước phá hủy, mà có thể chủ động hơn để thúc đẩy cải cách kinh tế, hỗ trợ các cam kết tài chính thực sự của họ.

Bà Anne Applebaum cho rằng, để làm được điều này, cần phải hoạch định những dự án dài hạn, xây dựng “Bức tường Berlin” xung quanh Donetsk như một khu phi quân sự, ngăn cách phần còn lại của Ukraine như Tây Đức và Đông Đức.

Anne Applebaum và cùng với một nhóm học giả, chính khách Hoa Kỳ mong muốn vĩnh viễn cắt đứt mấy triệu người Nga thiểu số đang sống ở Ukraine khỏi Nga, cũng như chỉ huy quân sự NATO Philip Breedlove nói rằng các nước phương Tây không nên loại trừ giải pháp quân sự khi giải quyết xung đột ở Ukraine.

Các sự kiện trong những ngày gần đây, chuyến thăm Kiev và Moscow của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Holanda, quan điểm bất đồng về Ukraine tại Hội nghị An ninh Munich thường niên… cho thấy sự khác biệt cơ bản của quan điểm đa số các nhà lãnh đạo châu Âu và lãnh đạo Mỹ.

Dường như Ukraine đang từng bước lặp lại số phận của “người tiền nhiệm” Gruzia. Dưới bàn tay của Mỹ, đất nước bị chia năm sẻ bảy, đời sống nhân dân lầm than và không bao giờ phát triển lên được. Châu Âu bị chia rẽ và phối hợp không hiệu quả trong giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

Mọi người đang chờ xem ai sẽ trả tiền cho “bữa tiệc Ukraine” và có ai khác ngoài Mỹ? Kinh nghiệm chính sách đối ngoại của Mỹ đã áp dụng hàng chục năm nay yêu cầu tiếp tục phát triển thêm các cuộc xung đột quân sự để phục vụ cho lợi ích của mình, làm suy yếu đối thủ.

Có một nước Ukraine chống Nga thật thích hợp để tiến hành chiến tranh. Cả một đất nước mà không có ai đặt ra một câu hỏi đơn giản vì sao cần phải quay lưng lại với tiếng Nga và nước Nga? Câu trả lời thật đơn giản là “việc nó phải thế” bởi “đàn cừu bị điều khiển do người chăn cừu ở nước ngoài”.

16 năm tù giam đối với thuyền trưởng Francesco Schettino

Thẩm phán tòa án thành phố Grosseto ngày 11/2 tuyên án 16 năm tù giam đối với thuyền trưởng Francesco Schettino sau vụ tai nạn chìm tàu du lịch Ý Costa Concordia hồi năm 2012.

Theo BBC, ông Schettino bị kết tội ngộ sát sau khi con tàu va vào đá và chìm khiến 4.000 du khách sơ tán trong hoảng loạn và 32 người thiệt mạng.

Thuyền trưởng 54 tuổi này bị cáo buộc đã lái tàu quá gần bờ và sau đó đã bỏ mặc con tàu cùng hành khác để thoát thân trước.

Ông Schettino phủ nhận các cáo buộc và cho rằng ông là một con tốt thí. Luật sư của ông Schettino cho rằng thủy thủ đoàn và những người khác cũng cần chia sẻ trách nhiệm trong thảm họa này.

Ông Schettino không có mặt tại phiên tòa tuyên án ông và dự kiến sẽ kháng cáo đối với bản án này.

Reuters cho biết các công tố viên tìm kiến một bản án 26 năm tù giam cho thuyền trưởng Schettino. Tuy nhiên tòa án đã kết án ông Schettino 10 năm cho tội ngộ sát, 5 năm vì gây ra vụ đắm tàu và 1 năm tù vì bỏ rơi hành khách của ông.

Mỹ sẽ sử dụng lực lượng quân sự trong cuộc chiến với IS

The gioi ngay 12-2.1

Quân đội Mỹ có thể tham chiến chống IS. Ảnh minh họa

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (11/2) đề nghị Quốc hội nước này chính thức cho phép sử dụng lực lượng quân sự trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Như vậy, đây là lần đầu tiên sau 13 năm một Tổng thống Mỹ lại yêu cầu Quốc hội trao quyền sử dụng sức mạnh quân sự.

Các nghị sỹ Mỹ đã nhận được bản thảo về Quyền Sử dụng Lực lượng Quân sự (AUMF), một nghị quyết mà sẽ chính thức cho phép thực thi nỗ lực quân sự của Mỹ để chống IS. Nghị quyết giới hạn quyền của Tổng thống bắt đầu một chiến dịch quân sự chống IS trong 3 năm và không cho phép tiến hành “các chiến dịch tấn công trên bộ kéo dài”.

Trong bức thư gửi kèm lên Quốc hội, Tổng thống Obama cho rằng, IS đang gây ra một mối đe dọa đối với người dân Iraq, Syria và rộng hơn là khu vực Trung Đông. IS đe dọa các nhân viên, cơ sở của Mỹ đóng trong khu vực và chịu trách nhiệm về cái chết của 4 công dân Mỹ là James Foley, Steven Sotloff, Abdul-Rahman Peter Kassig và Kayla Mueller. Nếu không bị ngăn chặn, IS sẽ gây ra mối đe dọa vượt ra ngoài khu vực Trung Đông, vươn tới tận lãnh thổ Mỹ.

Theo Tổng thống Obama, không phải lực lượng quân sự Mỹ, mà các lực lượng địa phương cần được triển khai để tiến hành các chiến dịch trên bộ chống IS. Tuy nhiên, nghị quyết sẽ mang đến một sự linh hoạt để tiến hành các chiến dịch trên bộ trong những hoàn cảnh giới hạn hơn, chẳng hạn các chiến dịch giải cứu liên quan đến nhân viên người Mỹ hoặc liên quân, hay sử dụng lực lượng đặc nhiệm để thực thi hành động quân sự chống giới thủ lĩnh IS.

P.V (TH)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.