Tin bất động sản hôm nay ngày 2/11: Hải Dương đình chỉ nghiên cứu hàng loạt dự án của Tập đoàn FLC

(CL&CS) - Hải Dương đình chỉ nghiên cứu hàng loạt dự án của Tập đoàn FLC; Bến Tre thúc tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp; Khánh Hòa đề xuất lập quy hoạch khu đô thị sinh thái hơn 2.600ha; Thanh Hóa “siết” quản lý thị trường bất động sản; Hà Nội bổ sung 4 khu tái định cư vành đai 4 vào kế hoạch sử dụng đất là những thông tin đáng chú ý hôm nay ngày 2/11.

Hải Dương đình chỉ nghiên cứu hàng loạt dự án của Tập đoàn FLC

Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương giao UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, đánh giá những nội dung đã và đang thực hiện liên quan đến Tập đoàn FLC, từ đó đề ra giải pháp khắc phục.

Trước đó, năm 2018, Tập đoàn FLC đã đề xuất tỉnh Hải Dương cho phép hỗ trợ kinh phí nghiên cứu lập quy hoạch đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao và vui chơi giải trí tại cù lao Vĩnh Trụ, thuộc địa phận xã Đông. Lạc (TP. Chí Linh). Dự án có quy mô hơn 300 ha, bao gồm: khu nhà ở, khu vui chơi giải trí, công viên.

Dự án sẽ được xây dựng theo mô hình thành phố thông minh với không gian kiến ​​trúc cảnh quan đô thị sinh thái, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý đô thị, giao thông và hạ tầng.

Sau đó, Tập đoàn FLC tiếp tục đề xuất nghiên cứu quy hoạch 4 dự án khác gồm: Khu đô thị (KĐT) du lịch nghỉ dưỡng sinh thái hồ Bến Tắm (TP. Chí Linh) với quy mô hơn 500 ha; Khu đô thị mới Bắc cầu Hàn (TP Hải Dương) quy mô gần 450ha; Khu đô thị trung tâm TP Hải Dương có quy mô 10 ha và dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng ven sông Thái Bình (TP Hải Dương) quy mô khoảng 1.800 ha.

Theo tìm hiểu của phóng viên, đầu tháng 11/2020, tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo các sở ngành, địa phương vào cuộc quyết liệt, tháo gỡ vướng mắc để các dự án của Tập đoàn FLC khởi công đúng tiến độ. gợi ý.

Thường trực Tỉnh ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Sau đó, các địa phương, sở, ngành của tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Tập đoàn FLC cung cấp hồ sơ, khảo sát, đề xuất ranh giới, định hướng quy hoạch.

Tuy nhiên, Tập đoàn FLC chưa chủ động phối hợp thực hiện, nhất là với việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu phức hợp trung tâm văn hóa, dịch vụ thương mại, khách sạn và nhà phố tại trung tâm TP Hải Dương. Doanh nghiệp này cũng chậm thực hiện các thủ tục tiếp theo tại các dự án còn lại trên địa bàn tỉnh. Cuối năm 2021, UBND tỉnh Hải Dương đã dừng nhận vốn lập dự án khu trung tâm TP Hải Dương.

Tháng 8/2022, UBND thành phố Chí Linh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp với địa phương làm thủ tục chấm dứt đề nghị nghiên cứu các dự án của Tập đoàn FLC do không đảm bảo tiến độ. như đã cam kết. Đến giữa tháng 10 năm 2022, UBND tỉnh Hải Dương có quyết định dừng nhận tài trợ lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh từ Tập đoàn FLC.

Bến Tre thúc tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp

Theo UBND tỉnh Bến Tre, Kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh giai đoạn 2021- 2025 phân bổ 250 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; trong đó, ưu tiên bố trí giải phóng mặt bằng cho cụm công nghiệp đáp ứng đầy đủ thủ tục đầu tư.

Giám đốc Sở Công Thương Bến Tre Nguyễn Văn Bé Sáu cho hay, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 10 cụm công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 347,3 ha; 9 cụm đã quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 337,3 ha. Trong số đó, diện tích đất công nghiệp 243,45 ha, đã cho thuê 78,76 ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 32,35% diện tích đất công nghiệp. Các cụm công nghiệp có 25 dự án đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 4.905,38 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 9.696 lao động.

Ảnh minh họa.  

Thời gian qua, tỉnh Bến Tre luôn chỉ đạo thực hiện nghiêm việc quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp theo trình tự, quy định của pháp luật; trong đó, chú trọng rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, vừa kết nối với các hạ tầng kỹ thuật hiện có hoặc dự kiến, để thuận lợi trong quá trình thực hiện đầu tư, kết nối giao thông thông suốt, tận dụng được hạ tầng hiện có tránh đầu tư chồng lấn, giảm chi ngân sách và triển khai thực hiện thi công thuận lợi, nhất là không giải phóng mặt bằng nhiều lần trên cùng một dự án, vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo rà soát xây dựng, ban hành Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Các sở, ngành, các huyện, thành phố đã triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công gồm thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp...

Khánh Hòa đề xuất lập quy hoạch khu đô thị sinh thái hơn 2.600ha

Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Khánh Hòa về việc cho phép lập Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2000) Khu đô thị sinh thái Đại Lãnh (xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh).

Theo quy hoạch, Khu đô thị sinh thái Đại Lãnh có tổng diện tích khoảng 2.620ha, trong đó khu vực đất liền khoảng 315ha, vùng mặt nước khoảng 2.305ha.

Việc quy hoạch Khu đô thị sinh thái Đại Lãnh nhằm triển khai quy hoạch phân khu xây dựng theo nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung Khu Kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quy hoạch Khu đô thị sinh thái Đại Lãnh định hướng phát triển đô thị với dân cư hiện hữu kết hợp không gian du lịch nghỉ dưỡng ven biển, không gian du lịch sinh thái tự nhiên vùng núi Sơn Tập.

Theo đề xuất, cơ quan tổ chức lập quy hoạch là Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong; cơ quan thẩm định quy hoạch là Sở Xây dựng; cơ quan phê duyệt quy hoạch là UBND tỉnh.

Kinh phí lập quy hoạch từ ngân sách tỉnh và được thực hiện trong năm 2022 - 2023.

Khu kinh tế Vân Phong có diện tích 150.000ha, trong đó phần đất liền và đảo khoảng 70.000ha, phần mặt nước khoảng 80.000ha, thuộc huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa.

Theo quy hoạch đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vân Phong là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước. Trong đó kinh tế biển là nền tảng có cảng trung chuyển container quốc tế và dịch vụ logistic, đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp giữ vai trò quan trọng, kết hợp phát triển các ngành kinh tế khác.

Thanh Hóa "siết" quản lý thị trường bất động sản

Trước tình trạng thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có dấu hiệu phát triển thiếu ổn định, minh bạch, có nguy cơ xảy ra bong bóng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có các văn bản chỉ đạo kịp thời nhằm tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh, kiểm soát nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản, hướng đến thị trường nhà ở và bất động sản trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, bền vững, minh bạch.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tiếp tục có văn bản yêu cầu các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 29/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Theo đó, yêu cầu Sở Xây dựng Thanh Hóa tổ chức lập, thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn; thực hiện công khai minh bạch thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương trên địa bàn tỉnh trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng Thanh Hóa và các phương tiện thông tin đại chúng; chủ động kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá bán để trục lợi bất hợp pháp.

UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư giúp làm tăng nguồn cung dự án nhà ở thương mại cho thị trường bất động sản tại địa phương. Tăng cường công tác phối hợp với các chủ đầu tư, các cơ quan báo chí để công bố thông tin rộng rãi về các dự án trên các phương tiện truyền thông để người dân nắm bắt các thông tin chính xác về các quy định cụ thể của pháp luật; cảnh báo cho người dân đề cao cảnh giác về các hành vi mua bán không lành mạnh, các thông tin sai sự thật, tránh rủi ro, thiệt hại kinh tế phát sinh khi người dân khi thực hiện các giao dịch.

UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các dự án khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu tư theo tâm lý đám đông... gây bất ổn cho thị trường, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội tại địa phương và đời sống của người dân. Xử lý nghiêm các trường hợp môi giới, mua bán, giao dịch bất động sản, quyền sử dụng đất có vi phạm pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan.

Hà Nội bổ sung 4 khu tái định cư vành đai 4 vào kế hoạch sử dụng đất

Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có văn bản về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm nay của huyện Thường Tín.

Theo đó, thành phố đã điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (đoạn qua địa bàn huyện Thường Tín), với diện tích khoảng 119 ha, trong đó, diện tích đấy trồng lúa là 77 ha.

4 dự án khu tái định cư phục vụ dự án đường vành đai 4 gồm khu tái định cư tại xã Văn Bình phục vụ bồi thường, hỗ trợ GPMB đường Vành đai 4, với diện tích gần 5 ha; khu tại định cư tại xã Khánh Hà, với diện tích 1,7 ha, trong đó, diện tích đất trồng lúa là 1,4 ha.

Khu tái định cư tại xã Vân Tảo, với diện tích 4,9 ha; khu tái định cư tại xã Hồng Vân, với diện tích khoảng 1,6 ha trong đó, diện tích đất trồng lúa khoảng 1 ha.

Đối với các khu tái định cư phục vụ dự án Vành đai 4, mới đây, UBND TP đã duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Đan Phượng. Trong đợt điều chỉnh này, thành phố bổ sung thêm 7 dự án với tổng diện tích 13 ha.

Trong đó, có hai dự án tái định cư phục vụ dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, gồm tái định cư khu Vụng xã Hạ Mỗ (0,53 ha) và khu tái định cư Lò Ngói xã Hồng Hà (3,76 ha).

Đối với đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô, hồi tháng 9, UBND TP đã ban hành kế hoạch thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – vùng Thủ đô Hà Nội với mục tiêu khởi công trong tháng 6/2023, hoàn thành cơ bản trong năm 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027.

Để đạt được mục tiêu trên, Hà Nội dự kiến bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng trong tháng 6/2023 và hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 12/2023.

Bảo Châu (t/h)

Bình luận

Nổi bật

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Cách đây 2 năm, tại Bình Phước, giới đầu tư không khỏi kinh ngạc trước hình ảnh sôi động của thị trường bất động sản Bình Phước. Khi đó, giá nhà đất Bình Phước bất ngờ được đẩy lên cao ngất ngưởng. Thậm chí những dự án được rao bán cách đây nhiều năm đến thời điểm “cơn sốt” diễn ra vẫn chỉ là bãi đất trống nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư.

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Theo Báo cáo tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội quý 1/2024 của OneHousing (đơn vị thuộc Tập đoàn One Mount) cho thấy, khoảng 53% khách hàng được hỏi đều có nhu cầu mua bất động sản trong quỹ đầu năm nay (tăng 17%) so với quý 3/2023.

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Có thể thấy, từ đầu năm đến nay, các phiên đấu giá tại Hà Nội khá sôi nổi, đặc biệt là những huyện ngoại thành với liên tiếp các cuộc đấu giá được diễn ra với đông đảo lượng người tham dự.