Tiền sử dụng đất không minh bạch, doanh nghiệp địa ốc gặp khó khăn

(NTD) - Hiện nay, quy trình xác định tiền sử dụng đất phải nộp của doanh nghiệp phải thực hiện qua hai sở: Sở Tài nguyên Môi trường xác định phương án giá đất và Sở Tài chính thẩm định giá đất. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp muốn đóng tiền sử dụng đất để triển khai dự án.

Theo quy định mới của luật Đất đai 2014, quy trình xác định tiền sử dụng đất phải nộp của doanh nghiệp phải thực hiện qua hai sở: Sở Tài nguyên Môi trường (Sở TN-MT) xác định phương án giá đất và Sở Tài chính thẩm định giá đất.

Muốn xác định giá đất, Sở TN-MT phải tổ chức đấu thầu và chọn đơn vị thẩm định giá có chi phí thấp nhất. Từ đó dẫn đến tình trạng doanh nghiệp thẩm định đưa giá thấp nhất để được chọn nhưng sau đó làm khó doanh nghiệp có dự án.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, vướng mắc lớn nhất vẫn là tiền sử dụng đất không minh bạch, tạo cơ chế xin - cho.

Hiện nay, doanh nghiệp xin nộp tiền sử dụng đất không phải dễ. Luật muốn có cơ chế kiểm tra chéo để không bị hành, nhưng thực tế doanh nghiệp còn khổ hơn. Với cơ chế 2 Sở tính tiền sử dụng đất như hiện nay, phải mất từ 1 - 3 năm mới đóng xong tiền sử dụng đất là chuyện bình thường.

IMG_6199
Quy trình xác định tiền sử dụng đất gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhiều dự án chậm trễ vì lý do này. Ảnh mang tính minh họa

Ông Châu cho biết đã đề nghị lên Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP.HCM lúc họp hội đồng thẩm định giá đất nên cho đơn vị tham gia để trình bày lý lẽ, căn cứ chứ để cơ quan chức năng xác định tiền sử dụng đất thì rất tội cho doanh nghiệp. Đồng thời bỏ tiêu chí “chào thầu giá thấp nhất” được trúng thầu mà thay bằng cơ chế đấu thầu rộng rãi và chọn đơn vị có năng lực, có phương án xác định giá tối ưu.

Cũng theo ông Châu, mới đây lãnh đạo TP.HCM có chủ trương cho doanh nghiệp tạm nộp tiền sử dụng đất ngay khi có thông báo của Sở TN-MT để xin phép xây dựng. Tuy nhiên, chủ trương này vẫn đang bị vướng không thể thực hiện được. Do đó, kiến nghị Bộ TN-MT có văn bản thống nhất chủ trương này để các tỉnh thành thực hiện.

Về lâu dài đề nghị nghiên cứu bỏ hẳn khái niệm “tiền sử dụng đất” mà thay thế bằng sắc thuế sử dụng đất ở với thuế suất nhất định, đề xuất khoảng 10% hoặc 15% bảng giá đất.

Như vậy, vừa minh bạch, vừa dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin - cho; hạn chế việc thu tiền sử dụng đất lần đầu quá lớn mà duy trì nguồn thu bền vững, lâu dài cho Nhà nước.

N.Vũ

Bình luận

Nổi bật

“Cú hích” từ du lịch liệu có “cứu” được bất động sản nghỉ dưỡng?

“Cú hích” từ du lịch liệu có “cứu” được bất động sản nghỉ dưỡng?

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 10:25

Thực tế thị trường bất động sản trong thời gian qua cho thấy, trong khi các phân khúc khác đều đã có nhiều dấu hiệu phục hồi thì bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng vẫn chưa thoát khỏi trạng thái “ảm đạm". Liệu rằng, những tín hiệu khởi sắc từ du lịch liệu có giúp bất động sản nghỉ dưỡng “thoát khó”?

Giá và giao dịch nhà mặt phố Hà Nội tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm

Giá và giao dịch nhà mặt phố Hà Nội tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 09:20

Theo báo cáo của OneHousing, giao dịch thổ cư quý 1/2024 đạt 9.800 căn. Trong đó, tổng lượng giao dịch nhà mặt phố đạt khoảng 900 căn, chủ yếu tại các quận trung tâm, do lợi thế về mảng kinh doanh.

Diễn biến giá chung cư, đất nền trong thời gian tới

Diễn biến giá chung cư, đất nền trong thời gian tới

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 09:20

Dự báo sự khan hiếm nguồn cung có thể đẩy giá bán đất nền tăng khoảng 5-7% so với năm 2023 tại các đô thị lớn.