Tích nước, chọn giống chịu hạn mặn và canh tác thông minh

(NTD) - Hạn, mặn đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây ăn trái nói riêng và cho sản xuất nông nghiệp nói chung. Trong các loại cây ăn trái thì loại cây có múi rất dễ mẫn cảm với hạn mặn.

 

16
Doanh nhân Lê Quốc Phong, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền.

Bà con đều biết, nước đóng vai trò quan trọng đối với các loại cây trồng, nó làm cho các chất trong tế bào sống và hoạt động sinh sôi nẩy nở, tham gia quá trình quang hợp và hô hấp để tạo năng lượng cho cây. Thiếu nước thì tế bào chất chết, làm cho cây chết theo. Hạn và mặn làm cho cây thiếu nước, hạn làm cho cây thiếu nước quanh vùng rễ, làm rễ không hút đủ nước cung cấp cho cây nên quá trình sinh lý bị đảo lộn, dẫn đến các bộ phận trên cây như lá, nụ hoa, quả trên cây bị ảnh hưởng. Mặn cũng gây ra thiếu nước cho cây và rễ cây bị ảnh hưởng trước, do muối xâm nhập vào tế bào rễ làm chất nguyên sinh của rễ bị co lại, giảm chức năng sinh lý của rễ làm khả năng hút nước kém dẫn đến hư hại.

Để hạn chế thiệt hại cho vườn cây ăn trái khi bị hạn và xâm nhập mặn, bà con nên có kế hoạch tích nước ngọt, từ ao hồ, giếng khoan hoặc từ bể chứa để tưới kịp thời khi bị hạn, mặn và tưới tiết kiệm, như tưới nhỏ giọt. Bà con nên áp dụng các biện pháp canh tác thông minh như cuối mùa mưa nên xới gốc, bón nhiều phân hữu cơ hoai mục, kết hợp bón phân lân, phân Đầu trâu mặn, phèn, phân Đầu trâu Caliche, đắp bùn ao quanh gốc một lớp dày, dùng lá khô, cỏ khô, mạt cưa, cây lục bình… phủ quanh gốc để giữ ẩm cho cây. Tỉa cành tạo tán, cắt bỏ các cành già.

Bà con nên hợp tác với nhau để mua thiết bị tạo nước ngọt từ nước nhiễm mặn để có nguồn nước tưới tiêu. Nhiều nhà vườn ở Bến Tre đã áp dụng giải pháp này và đã cứu được vườn cây do hạn, mặn xâm nhập. Tuy nhiên, những giải pháp trên chỉ mang tính tức thời, do đó về lâu dài để đối phó với hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng ở ĐBSCL thì việc bà con nông dân chọn các giống cây ăn trái chống chịu với những điều kiện bất lợi của biến đổi khí hậu là rất quan trọng. Hiện tại, Viện Cây ăn quả miền Nam đã nghiên cứu thành công nhiều giống cây ăn trái nói chung và cây có múi nói riêng chống chịu với những điều kiện bất lợi này. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần đầu tư các hệ thống đê bao, hệ thống tưới tiêu nội đồng hợp lý nhằm ngăn chặn xâm nhập mặn.

Biến đổi khí hậu bắt buộc bà con nông dân phải thích ứng với hạn, mặn, mưa lũ và ngập úng. Do vậy, nếu tìm được các giải pháp ứng phó hữu hiệu thì bà con vẫn có thể vượt qua và canh tác có hiệu quả.

Lê Quốc Phong

_Bao NTD_So 32021
 

Bình luận

Nổi bật

Lướt sóng cổ phiếu HPG, Hóa An từng ghi nhận khoản đầu tư giảm 40,85%

Lướt sóng cổ phiếu HPG, Hóa An từng ghi nhận khoản đầu tư giảm 40,85%

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 13:03

(CL&CS) - Hoạt động khai thác đá của Hóa An luôn mang lại lợi nhuận khủng. Với nguồn tài chính dồi dào, Hóa An mạnh tay trong việc lướt sóng thị trường chứng khoán và phải nhận trái đắng khi mua cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát.

Bà Lê Hải Liễu: Gỗ Đức Thành sẽ “vượt bão” thành công

Bà Lê Hải Liễu: Gỗ Đức Thành sẽ “vượt bão” thành công

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 09:34

(CL&CS) - “Tôi tin rằng với chiến lược kinh doanh phù hợp, kế hoạch triển khai cụ thể, cùng với kinh nghiệm và bản lĩnh sẵn có, Gỗ Đức Thành sẽ lại “vượt bão” thành công”, đó là thông điệp của bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT Gỗ Đức Thành trong năm 2024.

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

Tình trạng mất cân đối cung – cầu khiến tình trạng thiếu hụt nhà ở giá rẻ tại TP.HCM ngày càn trầm trọng hơn. Dự báo trong tương lai gần, giá nhà ở tại TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao, người dân TP.HCM sẽ ngày càng khó tiếp cận nhà ở.