Dữ liệu cũ
Thứ năm, 27/03/2014, 10:20 AM

Thương lái TQ đầu độc thực phẩm, hạ sát nông sản Việt

Gà, vịt, cá, ếch, gián đất nội tạng động….vật từ Trung Quốc “tuồn” sang Việt Nam; ngược lại họ tốt đến mức chỉ mua gom đỉa, rễ cây, lá sắn…

Trung Quốc xuất toàn ‘của ngon vật lạ” cho Việt Nam?

Hàng ngày, lượng gà, vịt, cá, ếch, lươn…. từ Trung Quốc vẫn tìm mọi cách để vào Việt Nam với số lượng lớn. Tại trung tâm huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) – nơi được cho là thủ phủ của gà nhập lậu trái phép, theo nhiều lái buôn, gà Trung Quốc chủ yếu được đưa về Việt Nam qua các đường mòn, đường tắt vốn không thể kiểm soát hết được ở vùng biên.

Không chỉ gà thịt được đưa qua biên giới mà ngay cả gà giống, vịt con và trứng cũng được đưa về.

Gà Trung Quốc tìm mọi cách để nhập vào Việt Nam

Tỉnh Lào Cai có hơn 200km đường biên giới, với một cửa khẩu quốc tế, hai cửa khẩu quốc gia và nhiều lối mở trên đất liền và trên sông, suối tại năm huyện, thành phố là Bát Xát, Bảo Thắng, Mường Khương, Si Ma Cai và TP Lào Cai.

Tình hình buôn lậu gà, trứng gà, nội tạng động vật có nguồn gốc từ Trung Quốc vẫn diễn ra phức tạp tại các lối mở dọc hai bên cánh gà cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Cứ như thể, bằng mọi cách Trung Quốc đang cố ‘giúp’ Việt Nam nguồn thực phẩm ‘dinh dưỡng giàu độc hại’! Và đáng ngạc nhiên không phải chỉ là câu hỏi nhức nhối: Hàng rào hải quan của chúng ta sao để chúng lọt lưới dễ dàng như vậy mà còn ở chỗ: Tại sao các tiểu thương người Việt lại hào hứng đón nhận luồng hàng lậu này đến thế? Chính gian thương người Việt chủ động đón nhận luồng thực phẩm không qua kiểm định chất lượng này để đầu độc người Việt?

Thương lái Trung Quốc tìm cách mua đỉa, lá, rễ cây…

Với thị trường Việt Nam, các thương lái Trung Quốc thông qua các đầu nậu tìm cách mua mầm thảo quả, ớt, lá chuối, đỉa rồi đến lá điều, lá sắn…toàn những thứ tưởng chừng rất không có giá trị, rất rẻ nhưng lại nhằm triệt phá ngành nông nghiệp, bần cùng hóa người nông dân Việt Nam.

Nhiều người dân đã hái lá ớt để bán cho thương lái Trung Quốc

Trước đó một thời gian dài ở Hà Giang và nhiều địa phương biên giới phía bắc, thảo quả là cây xóa đói giảm nghèo vì có giá trị kinh tế cao. Thế nhưng khi thương lái Trung Quốc tìm cách thu mua mầm cây, không ít hộ dân đã tìm cách thu mua mầm để bán.

Rồi trước nữa cả lá rau khoai lang, lá chuối, lá ớt, đỉa… toàn là những thứ xem như bỏ đi các thương lái Trung Quốc lại tìm cách mua gom và gây nên cảnh sống dở chết dở cho người nông dân và nhiều tiểu thương người Việt tham lam, thiếu những hiểu biết tối thiểu.

Nhìn qua hiện tượng phi lý và kỳ quặc trên, chúng ta nên khen những người bạn hẩu Trung Quốc vì họ đã giúp Việt Nam thu mua những thứ bỏ đi, vô giá trị và vô tư cung ứng thừa mứa đủ loại nông sản, hải sản…cầm chắc là độc hại, hay nên trách người Việt chúng ta nhẹ dạ, lười biếng và tham lam đến mức tự đầu độc chính mình?

Phương Nguyên

Nguồn: Báo Đất Việt

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.