Thứ ba, 25/06/2019, 10:36 AM

Thực trạng phim chiếu rạp trong Nam và phim truyền hình ngoài Bắc

(NTD) - Trong những năm gần đây, thị trường phim ảnh Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt ở hai miền Nam - Bắc. Sự khác biệt này thể hiện rõ ở những sản phẩm đã được công chiếu, phía Nam phần lớn đầu tư mạnh cho phim chiếu rạp, còn phía Bắc lại tập trung sản xuất phim truyền hình.

Phim truyền hình phát triển mạnh ở miền Bắc

Sau một thời gian dài khá im ắng vì chưa có những tác phẩm xuất sắc, đầu năm 2018, điện ảnh miền Bắc quay trở lại và tạo nên tiếng vang lớn với bộ phim truyền hình “Sống chung với mẹ chồng” được làm lại từ kịch bản phim Trung Quốc. Vượt qua khỏi ranh giới văn hóa miền Bắc, bộ phim này đã được khán giả khắp mọi miền đón nhận và tạo nên cơn sốt trên nhiều trang mạng xã hội, ở các quán ăn hay những buổi họp mặt, “Sống chung với mẹ chồng” đều trở thành đề tài để mọi người bàn tán.

Nối tiếp thành công trên, bộ phim “Người phán xử” ra đời và cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, đón nhận của công chúng khắp mọi miền. Từ đó, phim truyền hình miền Bắc đã trở thành món ăn tinh thần đặc sắc của rất nhiều gia đình Việt. Năm 2019, với bộ phim “Về nhà đi con” hiện đang được phát sóng trên VTV1, phim truyền hình miền Bắc lại một lần nữa đại thắng và khẳng định được thương hiệu trên thị trường giải trí.

Nếu như trước đây, miền Nam có nhiều phim truyền hình nổi tiếng từ đề tài cuộc sống, xã hội, tâm lý học trò như: Đất Phương Nam, Vòng xoáy tình yêu, Kính vạn hoa, Cổng mặt trời... còn hiện nay phải công tâm nhìn nhận rằng phim truyền hình miền Nam chỉ có “Gạo nếp gạo tẻ” (2018) là thật sự nổi bật, còn lại đa phần đều mờ nhạt và ít được nhiều người biết đến.

Tuy nhiên, truyền hình miền Nam đang có sự thay đổi, phim sitcom được đầu tư mạnh và đang dần chiếm sóng ở các kênh truyền hình. Sở dĩ sitcom được đẩy mạnh vì chi phí sản xuất thấp, thời lượng mỗi tập chỉ từ 15-30 phút không gây chán ngán cho người xem, mỗi tập thường có một chủ đề riêng và có nhiều tình huống hài hước thể hiện tài ứng biến của diễn viên nên dễ thu hút người xem. Bộ phim sitcom đầu tiên của Việt Nam là “Lẵng hoa tình yêu” (2004) và hiện nay sitcom gần như phủ sóng với “Gia đình là số 1”, “Nailbiz đại chiến”... Không chỉ trên truyền hình, mà đối với những sản phẩm được phát hành trên internet, các nhà sản xuất, nhiều diễn viên miền Nam đa phần lựa chọn sitcom để giới thiệu đến khán giả.

chuyen-muc-ngo-thanh-v_opt
"Hai Phượng" xác lập kỷ lục với doanh thu 200 tỷ đồng.

Phim điện ảnh - thế mạnh của miền Nam

Nhắc đến phim chiếu rạp miền Bắc ở thời điểm hiện tại, một số khán giả khó kể được tên một bộ phim nào đó. Có thể trong thời gian vừa qua, ở miền Bắc vẫn sản xuất phim chiếu rạp nhưng chủ yếu để gửi đi dự thi các liên hoan phim, các giải thưởng nào đó mà không công chiếu ở các rạp. Hoặc cũng có thể các nhà sản xuất miền Bắc đang có những dự án điện ảnh đang nằm trong quá trình thai nghén.

Về phim chiếu rạp ở miền Nam, không nhắc đâu xa, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2019, đã có hàng chục sản phẩm được công chiếu với đầy đủ các thể loại: Hài, tâm lý xã hội, hành động... Đi cùng là những kỷ lục về phòng vé như: “Cua lại vợ bầu đạt” kỷ lục với doanh thu hơn 175 tỷ đồng, ngay sau đó, phim “Hai Phượng” lập nên một lịch sử mới cho kỷ lục phòng vé với doanh thu 200 tỷ đồng (bao gồm doanh thu ở Việt Nam, Mỹ, Canada).

Nếu như tính chất của một phim chiếu rạp chỉ gói gọn trong thời lượng từ 90-120 phút thì ở một số phim, đạo diễn có xu hướng phát triển kịch bản để tạo ra một phần mới nối tiếp phần cũ như: Scandal (Victor Vũ - 2 phần), Lật mặt (Lý Hải - 4 phần)... Bên cạnh đó, với đặc tính chuộng hài hước nên phim chiếu rạp miền Nam dù ở thể loại nào thì ít nhiều cũng sẽ có các mảng miếng hài để gây cười cho khán giả.

trailer-cua-lai-vo-bau_opt
"Cua lại vợ bầu" có doanh thu hơn 175 tỷ đồng.

Nên phân bổ đồng đều cho cả phim chiếu rạp lẫn truyền hình

Sự khác biệt về xu hướng làm phim của hai miền xuất phát từ sự khác nhau về thị hiếu. Chẳng hạn, người miền Bắc thường có thói quen thích quây quần các thành viên trong gia đình với nhau nên phim truyền hình là lựa chọn hàng đầu, nhất là bên mâm cơm hằng ngày, cả nhà có thể cùng nhau xem chung một bộ phim để thể hiện tinh thần gắn kết, yêu thương. Còn ở miền Nam lại có lối sống cởi mở, thích đi ra đường vào các buổi tối, đặc biệt là giới trẻ nên phim chiếu rạp sẽ là một hình thức giải trí đáp ứng được nhu cầu này.

Mục đích việc phân tích sự khác nhau về thị hiếu điện ảnh của hai miền Nam - Bắc là để thấy được sự khác nhau trong cách làm phim của hai miền. Chính sự khác biệt này đã tạo nên sự đa dạng cho thị trường phim ảnh, hai miền bổ sung cho nhau và tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho khán giả.

Cụ thể hơn, phim truyền hình miền Bắc tuy có sự khác biệt trong cách thể hiện nội dung, lời thoại thường mang tính chiều sâu, cường điệu nhưng vẫn phủ sóng và được khán giả miền Nam đón nhận nồng nhiệt. Và phim điện ảnh miền Nam tuy với tinh thần phóng khoáng, mang nhiều yếu tố hài hước, vẫn được khán giả miền Bắc chào đón. Điều đó được cụ thể hóa bằng số lượng rạp chiếu phim ở miền Bắc không hề kém cạnh miền Nam (CGV: 22 rạp, Galaxy: 3 rạp, BHD: 2 rạp...) và các buổi ra mắt phim cũng thường xuyên được tổ chức tại miền Bắc để giới thiệu rộng rãi đến khán giả.

Trên thực tế, nhờ có các phương tiện truyền thông, điện ảnh của hai miền đã không còn khoảng cách về mặt địa lý. Bên cạnh việc tạo ra nhiều sự lựa chọn thì việc phổ biến phim trên diện rộng cũng là cách giúp người Việt hiểu hơn về lối sống, văn hóa của nhau. Tuy nhiên, cũng không nên duy trì tình trạng phía Nam phần lớn đầu tư mạnh cho phim chiếu rạp, còn phía Bắc lại tập trung sản xuất phim truyền hình quá lâu vì sẽ dễ đi vào lối mòn, thiếu sáng tạo.

Điện ảnh là lĩnh vực nghệ thuật cần đổi mới, cập nhật nhiều xu thế hiện đại vì nó thể hiện đời sống và ước muốn của con người. Chính vì thế, nếu như ở cả hai miền phân bổ đồng đều cho cả phim chiếu rạp lẫn truyền hình thì khán giả sẽ lại có nhiều thêm nữa những sản phẩm điện ảnh hấp dẫn và đó cũng là cơ hội để Việt Nam cải thiện hơn về công nghệ, tư duy làm phim.

730_opt
"Gạo nếp gạo tẻ" phim truyền hình nổi bật 2018.

Đức Tiến

Bình luận

Nổi bật

100 giếng khoan thăm dò tài nguyên phải dừng hoạt động ở độ sâu 2.000m do chạm luồng khí lạ, 'kho báu' trên 110 tỷ m3 xuất hiện, thiết bị công nghệ cao được huy động

100 giếng khoan thăm dò tài nguyên phải dừng hoạt động ở độ sâu 2.000m do chạm luồng khí lạ, 'kho báu' trên 110 tỷ m3 xuất hiện, thiết bị công nghệ cao được huy động

sự kiện🞄Chủ nhật, 21/04/2024, 23:34

Đặc biệt, khi châm lửa, các luồng khí này gây cháy to. Vì vậy, công tác thăm dò đã phải tạm dừng để thực hiện công tác nghiên cứu, kiểm tra.

Lần đầu tiên trên thế giới, láng giềng Việt Nam chế tạo thành công viên kim cương từ hoa

Lần đầu tiên trên thế giới, láng giềng Việt Nam chế tạo thành công viên kim cương từ hoa

sự kiện🞄Chủ nhật, 21/04/2024, 21:34

Viên kim cương này được chế tạo từ hoa mẫu đơn bằng công nghệ chiết xuất carbon sinh học, có khả năng chịu nhiệt độ và áp suất cao.

Robot quân sự do Việt Nam tự sản xuất: Điều khiển từ khoảng cách 2km, có khả năng trinh sát và chiến đấu trên mặt đất, tự động sử dụng vũ khí tiêu diệt mục tiêu

Robot quân sự do Việt Nam tự sản xuất: Điều khiển từ khoảng cách 2km, có khả năng trinh sát và chiến đấu trên mặt đất, tự động sử dụng vũ khí tiêu diệt mục tiêu

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 11:06

Loại robot tự hành đa năng này là sản phẩm nghiên cứu của Viện công nghệ trong thời đại bùng nổ của kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo.