Thủ tướng cứu ngành tôm, doanh nghiệp vẫn chưa hết khổ

(NTD) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 122 chấp thuận đưa thuế nhập khẩu mặt hàng trứng Artemia từ 3% về 0%. Đây được xem là động lực lớn lao mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành cho doanh nghiệp ngành tôm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tỏ ra lo lắng trước nguy cơ bị truy thu thuế vì ngành hải quan cố tình bỏ qua ý kiến cơ quan chuyên môn là Bộ NN-PTNN để áp thuế nhập khẩu sai mã sản phẩm.

Thuế nhập khẩu Artemia đã về 0%

Trong đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tập thể những người sản xuất tôm giống tỉnh Bình Thuận cho biết, họ đang cảm thấy rất bất bình về việc áp đặt truy thu thuế đối với loại thức ăn này.

Cũng theo các doanh nghiệp này, Artemia có giá từ 2-3,5 triệu đồng/kg, nên việc áp mức thuế sẽ làm tăng chi phí. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng buộc phải cắt giảm Artemia có chất lượng tốt thay vào đó là sử dụng thức ăn thông thường có giá từ 200.000-300.000 đồng/kg (rẻ hơn 90%) việc này sẽ làm cho đàn giống suy giảm chất lượng và hậu quả là người nuôi tôm thương phẩm sẽ gặp rất nhiều bệnh tật phát sinh vì thức ăn cho tôm giống kém chất lượng.

Người nuôi thương phẩm (khách hàng của trại giống) phải sử dụng rất nhiều kháng sinh hóa phẩm để ngăn ngừa bệnh tật dẫn tới hậu quả nguy cơ suy thoái môi trường vùng nuôi.

Các doanh nghiệp và cơ sở nuôi tôm mong muốn Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thấu hiểu được những khó khăn mà ngành tôm đang gặp phải. “Mong Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNN) điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tế vực dậy ngành nuôi tôm giống nói riêng, nuôi thủy sản nói chung của cả nước. Các vùng nuôi thương phẩm sẽ thắng lợi nếu chúng ta luôn có những đàn giống chất lượng tốt”, các doanh nghiệp và cơ sở nuôi tôm kiến nghị.

Trước khi kiến nghị lên Thủ tướng, các doanh nghiệp nuôi tôm, Hiệp hội Tôm Bình Thuận, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản gửi đơn “cầu cứu” lên các cơ quan chức năng, nếu truy thu thuế nhập khẩu trứng Artemia sẽ rơi vào đường cùng là phá sản. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn “phớt lờ”. Gần đây nhất, Bộ Tài chính vẫn khẳng định, theo cam kết WTO, biểu thuế nhập khẩu với mặt hàng trứng Artemia cao nhất là 5%, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương liên quan. Trong góp ý của mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, theo Nghị quyết 99/2015 của Quốc hội là không ban hành chính sách làm giảm thu ngân sách nhà nước, hơn nữa trứng Artemia trong nước đã sản xuất đáp ứng 20% nhu cầu (80% phải nhập khẩu).

Vì vậy, theo Bộ Tài chính, trên cơ sở lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương và cần có chính sách thuế hợp lý vừa bảo hộ sản xuất trong nước, vừa khuyến khích mặt hàng tôm giống phát triển, đã giảm thuế nhập khẩu trứng Artemia từ 5% xuống 3%, áp dụng từ ngày 13/8/2016.

Giữa lúc “dầu sôi, lửa bỏng”, các doanh nghiệp nhập khẩu và nuôi tôm đang có nguy cơ đóng cửa hàng loạt thì mới đây doanh nghiệp đã được “cứu” khi Chính phủ bãi bỏ và đưa thuế nhập khẩu mặt hàng Artemia về 0%. Đây là tin vui đối với các doanh nghiệp sản xuất tôm giống trong nước.

Như vậy, Thông tư 98 điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu trứng Artemia (thức ăn dành cho tôm giống) từ 5% xuống 3% của Bộ Tài chính đã chính thức bị bãi bỏ sau 2 tháng ban hành (29/6/2016) và đưa thuế nhập khẩu mặt hàng này về 0%.

50Các doanh nghiệp ngành tôm vẫn lo lắng trước nguy cơ bị truy thu thuế.

Doanh nghiệp tôm vẫn chưa hết khổ

Tuy Nghị định 122 đã chính thức có hiệu lực song các doanh nghiệp vẫn còn đó nỗi lo bị truy thu thuế trong 8 tháng đầu năm nay. Việc truy thu này xuất phát từ sự hiểu lầm về mã số của hải quan.

Mới đây, khi mới phản hồi về thuế nhập khẩu trứng Artemia, Bộ Tài chính cho biết trong giai đoạn 2009-2015, có khoảng 10 doanh nghiệp nhập khẩu trứng Artemia, với số lượng chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này khai báo nhóm hàng 2309 (thuế suất 0%), thay vì nhóm 0511 (thuế suất 5%) như 20 doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc hải quan truy thu thuế nhập khẩu với 10 doanh nghiệp khai báo mã số chưa đúng, Bộ Tài chính khẳng định là đúng quy định, bảo đảm công bằng với các doanh nghiệp khác.

Trước đó, vào ngày 12/8, Tổng cục Hải quan đã có công văn gửi đến Hiệp hội Tôm Bình Thuận về việc áp mã hàng hóa nhập khẩu thức ăn Artemia cho tôm giống. Theo đó, Tổng cục Hải quan cho rằng, việc mặt hàng Artemia được phân vào nhóm 0511 là chính xác còn việc kê khai vào nhóm 2309 là không chính xác.

Trước những phản hồi của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đại diện các doanh nghiệp cho rằng, Bộ Tài chính, Hải quan đã “hiểu lầm” khái niệm đối với Artemia. Cũng cùng một mặt hàng trứng Artemia nhưng có loại thì hải quan chấp nhận mã khai báo là HS code 2309.9013 nhưng có loại thì hải quan không chấp nhận mã 2309.9013 mà bắt ép doanh nghiệp phải khai theo mã 0511 để áp thuế. Cụ thể, nhập Artemia nghiền ra thành bột thì được hưởng thuế 0%, còn trứng Artemia nhập về để nghiền ra đều làm thức ăn cho tôm thì lại tính 5%, trong khi ở Mỹ chỉ có một mã số cho Artemia với tên gọi là sản phẩm dùng cho tôm. Tại sao cùng một mặt hàng trứng Artemia mà hải quan có hai cách nhìn nhận khác nhau?

Theo một số doanh nghiệp, các lô hàng nhập Artemia về trước đây đã tính toán giá thành rồi bán cho người nông dân, bây giờ cơ quan chức năng đòi truy thu thuế. Bản thân doanh nghiệp không biết lấy tiền ở đâu để bù lại khoản thu này?

Đánh giá mặt hàng nhập khẩu thuộc nhóm nào thì cơ quan hải quan, Bộ Tài chính cần tham vấn ý kiến của cơ quan chuyên môn, ở đây là NN-PTNT. Trong khi đó, Bộ Tài chính lại bỏ qua ý kiến tham vấn cơ quan chuyên môn là thiếu sự tôn trọng nguyên tắc điều hành quản lý của Chính phủ.

Vào ngày 30/8, trong công văn gửi Bộ Tài chính mới đây, Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng Artemia về 0%.

Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, cho rằng việc áp thuế nhập khẩu đối với mặt hàng trứng Artemia là phản tác dụng. Bởi tiền thuế thu được không đáng kể so với kim ngạch xuất khẩu mà con tôm mang lại cho kinh tế của đất nước. Mặt hàng trứng Artemia chỉ nên áp dụng thuế suất 0%, bởi đây là thức ăn dùng trong chăn nuôi thủy sản (đặc biệt là tôm giống và cá giống) không thể sử dụng ở những việc khác. Quan trọng hơn, ngành hải quan phải tuân thủ thông lệ Hải quan thế giới. Trong khi Hải quan Mỹ đã khẳng định mã sản phẩm của trứng Artemia là 2309 tương ứng với mức thuế nhập khẩu 0% thì không lý gì Hải quan Việt Nam lại bỏ qua ý kiến cơ quan chuyên môn Bộ NN-PTNT để áp mã là 0511, đòi truy thu thuế, đe dọa giết chết doanh nghiệp nhập khẩu?

 Mai Trinh

NTD So 65 (260)_Page_17

Bình luận

Nổi bật

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 14:05

(CL&CS) - Đón nhận nhiều phản hồi tích cực từ các vận động viên ở mùa giải 2023, ANTA Sports Vietnam sẽ tiếp tục là nhà tài trợ Kim cương của giải chạy VPBank Hanoi International Marathon 2024 (VPIM 2024). Theo đó, ANTA sẽ tài trợ độc quyền toàn bộ hơn 15.000 áo đấu chuyên nghiệp.

MIK Group ghi dấu với các dòng sản phẩm BĐS cao cấp

MIK Group ghi dấu với các dòng sản phẩm BĐS cao cấp

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 13:59

(CL&CS) - Lựa chọn cách xuất hiện không ồn ào với chiến lược “hữu xạ tự nhiên hương” để các sản phẩm tự chứng minh giá trị và thuyết phục khách hàng, MIK Group khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với hàng ngàn sản phẩm đã được bàn giao tới khách hàng.

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 13:40

(CL&CS) - Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.