Dữ liệu cũ
Thứ năm, 15/05/2014, 21:48 PM

Thông tư 02 quy định về xử lý vi phạm TTXD: Hợp thức hóa cho sự yếu kém trong quản lý!?

Phạt cho tồn tại, số lượng các công trình vi phạm trật tự xây dựng gia tăng, kiến trúc đô thị tại các khu dân cư bị phát vỡ…Đây là những hệ lụy tất yếu mà thông tư 02 do Bộ Xây dựng ban hành có hiệu lực thực thi từ ngày 2/4/2014. Một trong những ví dụ điển hình cho hệ luy này là công trình vi phạm trật tự xây dựng tại nhà ông Đàm Quang Sáu thuộc tổ 7, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mặc dù gửi bản vẽ thiết kế đã được phòng quản lý đô thị huyện Từ Liêm cũ (nay là quận Bắc Từ Liêm) phê duyệt cấp giấy phép chỉ được phép xây 4 tầng, không mở cửa sổ, không vi phạm chỉ giới. Tuy nhiên trên thực tế hộ dân gia đình ông Sáu tại tổ 7, phường Phúc Diễn lại cố tình làm ngơ đi ngược lại những quy định mà cơ quan chức năng cho phép. “Sau khi thanh tra xây dựng phường Phúc Diễn kiểm tra phát hiện và kiến nghị xử lý hộ gia đình nhà ông Sáu tại tổ 7, phường Phúc Diễn xây dựng công trình nhà ở không đúng với giấy phép huyện cấp, chúng tôi đã tham mưu cho UBND quận Bắc Từ Liêm quyết định xử p

 

Công trình xây dựng trái phép của nhà ông Sáu chậm bị cưỡng chế, dân nghi có bàn tay bao che của  Thanh tra XD phường Phúc Diễn. Ảnh: Mai Phương

Nếu như trước thời điểm ban hành thông tư 02 của Bộ Xây dựng (ngày 2/4/2014) lỗi xây vượt quá số tầng sẽ bị các cơ quan chức năng cắt ngọn. Tuy nhiên với quy  định mới này vô tình đã tiếp tay, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, các hộ gia đình cố tình vi phạm. Thậm chí việc quy định “phạt cho tồn tại” cũng là khe hở dẫn tới nhiều tiêu cực tại các địa phương, nhất là cấp phường. Ông Nguyễn Ngọc Bảo – Kiến trúc sư cho biết, với việc thông tư 02 của Bộ Xây dưng quy định các công trình vi phạm trật tự xây dựng không phép, trái phép, trong đó có xây dựng vượt quá số tầng quy định thay vì bị xử phạt hành chính, và yêu cầu khắc phục đúng nguyên trạng như giấy phép quy định, thì nay các chủ đầu tư, các hộ dân chỉ bị xử phạt hành chính sau đó cho tồn tại. Theo tôi việc Bộ Xây dựng ban hành thông tư 02 có thu thêm được chút tiền từ các công trình vi phạm, nhưng hệ lụy nó để lại cho xã hội là không thể tính được bằng tiền. Như phá vỡ kết cấu chung kiến trúc đô thị, ảnh hưởng đến môi trường chung của các hộ dân, thậm chí sẽ là điều kiện cho cán bộ, phường, xã tham nhũng tiếp tay cho sai phạm. Cùng chia sẻ về vấn đền này, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, công trình sai phép, không phép phát sinh chủ yếu do quản lý Nhà nước yếu kém. Nay trong khi còn tồn đọng số lượng lớn công trình sai phạm chưa xử lý, nếu áp dụng quy định “phạt tiền cho tồn tại” sẽ là mâu thuẫn lớn về luật pháp.

Và đây khi có sự lên tiếng của công luận gia đình ông Sáu đối phó với chính quyền bằng việc bịt ½ cửa sổ. Ảnh: Mai Phương

Ngoài ra, việc cho phép hợp thức công trình sai phép, không phép còn phá vỡ diện mạo kiến trúc đô thị. Ông Đào Ngọc Nghiêm bức xúc: “Dường như, quy định phạt cho tồn tại này nhằm hợp thức hóa cho sự yếu kém trong quản lý!? Điều này thể hiện sự không hiểu biết giá trị văn hóa đô thị. Bộ Xây dựng không nên đưa ra quy định như vậy”. Trước ý kiến nói trên, mới đây ông Đỗ Đức Duy, Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng, thừa nhận, sau khi Thông tư số 02 được ban hành, đã có nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó có những ý kiến không đồng tình với quy định phạt tiền cho tồn tại đối với các trường hợp xây dựng sai phép, không phép quy định tại khoản 9 Điều 13, khoản 2 Điều 70 của Nghị định số 121/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể tại Điều 8, Điều 11 của Thông tư số 02/2014/TT-BXD. Nhiều người lo ngại rằng, việc thực hiện quy định này có thể làm gia tăng các trường hợp sai phạm, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị. Ông Đỗ Đức Duy cho biết, với trách nhiệm là cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định số 121/NĐ-CP và là cơ quan ban hành Thông tư số 02, Bộ Xây dựng đã lắng nghe và tập hợp các ý kiến phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng xã hội, người dân, đồng thời đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan rà soát các quy định có liên quan tại Nghị định số 121/NĐ-CP và Thông tư số 02/ để báo cáo Chính phủ.

Thông tư số 02/2014 của Bộ Xây dựng có hiệu lực từ ngày 2/4, quy định những công trình xây dựng sai phép, không phép nhưng không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình.      

Mai Phương

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.