Thị trường kinh tế số với 494 triệu người dùng
(CL&CS) - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết tháng 8/2022, tổng số người dùng trên các nền tảng số Việt Nam đạt mức trên 494 triệu, ghi nhận tổng thời gian người dùng sử dụng các nền tảng số (của Việt Nam và nước ngoài) đạt hơn 6,78 tỷ giờ.
Số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ lệ người dùng các nền tảng số của Việt Nam chiếm hơn 20% tổng số người dùng các nền tảng số trên di động. Trong tổng số gần 6,8 tỷ giờ người dùng dành các nền tảng số, thời gian sử dụng các nền tảng số của Việt Nam chiếm 13,77%. Mỗi tháng người dùng smartphone dành gần 10 tiếng cho các nền tảng số Việt Nam.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết tháng 8/2022, tổng số người dùng trên các nền tảng số Việt Nam đạt mức trên 494 triệu, tăng 23,56% so với cùng kỳ năm trước, tăng 12,64% so với tháng 1/2022 và tăng 18,45% so với tháng trước.
Trong tháng 8/2022 cũng ghi nhận tổng thời gian người dùng sử dụng các nền tảng số (của Việt Nam và nước ngoài) đạt hơn 6,78 tỷ giờ, tăng 2,67% so với tháng 1/2022 và tăng 2,25% so với tháng trước.
Trong đó, thời gian sử dụng nền tảng số của Việt Nam hơn 934 triệu giờ, chiếm 13,77% so với tổng thời gian sử dụng trên toàn bộ các nền tảng, tăng 1,2% so với tháng trước. Mỗi người dùng smartphone dành khoảng 9,93 giờ/tháng sử dụng các nền tảng số Việt Nam, tăng 4,67% so với tháng 1/2022 và tăng 11,44% so với tháng trước.
Tỷ lệ người dùng các nền tảng số của Việt Nam trong tháng 8 chiếm khoảng 20,33% tổng số người dùng các nền tảng số trên thiết bị di động. Trong đó, các nền tảng số Việt Nam chủ yếu tập trung ở nhóm nền tảng có từ 1- 5 triệu người dùng. Tính đến nay Việt Nam đã có 5 nền tảng góp mặt trong nhóm nền tảng có trên 10 triệu người dùng hàng tháng là Zalo (75 triệu), Zing Mp3 (23,6 triệu), ví Momo (19,6 triệu), Báo Mới (15,5 triệu), Vietcombank (12 triệu).
Theo Chỉ số xã hội số của GSMA tháng 8/2022 cho thấy, Việt Nam xếp thứ 7 trong các quốc gia thuộc khu vực châu Á- Thái Bình Dương về xã hội số (sau Australia, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan và Malaysia). Trong đó, xếp thứ 5 điểm số về trụ cột thương mại số và xếp thứ 7 điểm số về phong cách sống số.
Văn Trì
- ▪Phát triển và ứng dụng KHCN là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế-xã hội
- ▪Thêm cây cầu phục vụ kinh tế - xã hội, dân sinh giữa Bắc Ninh và Hải Dương
- ▪Thay đổi nhận thức, tư duy về chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác, HTX trong bối cảnh nền kinh tế số
- ▪Chủ động nắm bắt tình hình, giữ vững bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành kinh tế vĩ mô
Bình luận
Nổi bật
Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.