Thể chế hoá tiêu chuẩn cho doanh nghiệp phát triển bền vững
(CL&CS) - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã xây dựng và đưa ra Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) để hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá công tác quản trị và thực hiện trách nhiệm giải trình hiệu quả hơn. Việc thể chế hoá là cần thiết để thúc đẩy các doanh nghiệp đi theo xu hướng chuyển đổi xanh, đáp ứng các tiêu chuẩn mới trong xuất khẩu.
Cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn
Hiện nay, các định hướng về phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050… Các bộ, ngành cũng đã xây dựng kế hoạch hành động riêng của mình để đóng góp vào mục tiêu chung.
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam đang phải chịu áp lực trong bối cảnh nhiều quốc gia và khu vực đã áp dụng các cơ chế và chính sách thương mại bảo vệ môi trường như cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, việc thực thi các tiêu chí ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp) và kinh tế tuần hoàn không chỉ giúp doanh nghiệp thích nghi với các yêu cầu của thị trường quốc tế mà còn tạo cơ hội để phát triển sản phẩm và dịch vụ xanh.
Chỉ thị Báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp (gọi tắt là chỉ thị CSRD) được EU ban hành vào tháng 12/2022 và chính thức có hiệu lực cho các báo cáo phát hành từ năm tài chính 2024 cũng được nhận định là đang và sẽ có tác động mạnh mẽ tại Việt Nam trong bối cảnh kim ngạch thương mại hai chiều EU - Việt Nam ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Theo các chuyên gia PwC, các doanh nghiệp Việt Nam có liên quan cần theo dõi sát sao và sớm nắm bắt các yêu cầu tuân thủ để duy trì tính cạnh tranh và phát triển mối quan hệ đối tác với các doanh nghiệp tại châu Âu cũng như có các kế hoạch thực hiện kịp thời.
Các chuyên gia và doanh nghiệp đều nhận định, đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt cân nhắc chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng bền vững hơn và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu thực hành phát triển bền vững ngày càng chặt chẽ từ các thị trường lớn như EU.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhận định, việc thực hành ESG và áp dụng các biện pháp tuần hoàn sẽ góp phần thúc đẩy tạo việc làm, tiếp cận công bằng các nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng, giúp tăng trưởng toàn diện và phúc lợi xã hội. Hiện Vinatex đang áp dụng các giải pháp giảm thiểu carbon trên việc đo lường "dấu chân carbon" trong vòng đời sản phẩm; xây dựng chiến lược sản xuất xanh, tuần hoàn…
Tương tự, Công ty Cổ phần Gỗ An Cường cũng đã áp dụng các giải pháp xanh, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Theo đó, Công ty đã đầu tư vào các công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải. Đại diện lãnh đạo An Cường cho hay, hệ thống máy móc và quy trình sản xuất của công ty được thiết kế để giảm thiểu lãng phí nguyên liệu, tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu khí thải carbon. An Cường luôn theo đuổi sáng kiến ESG bởi đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.
Thiếu cơ chế khiến doanh nghiệp không dám “hô khẩu hiệu” xanh hoá
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cho biết, những khó khăn như thiếu hụt về kinh nghiệm, nguồn lực tài chính còn mỏng, thiếu các chính sách ưu đại cụ thể để khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững… khiến doanh nghiệp nhỏ thường không mấy mặn mà với thực hành phát triển bền vững theo chuẩn ESG.
Hơn nữa, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may cho hay, mặc dù nhà nước có đưa ra được các chính sách kết hợp khung tiêu chuẩn nhưng người tiêu dùng không có nhu cầu, không thể chi trả cho việc “ăn sạch - mặc sang” sẽ khiến nhiều doanh nghiệp không dám “hô khẩu hiệu” xanh hoá, phát triển sản phẩm tuần hoàn, bền vững. Hơn nữa, hành lang pháp lý trong nước còn hạn chế. Ngoài ra, cũng chưa có chính sách, quy định cụ thể cho ngành dệt may về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh hay ESG. Các quy định về kiểm kê khí nhà kính, thuế carbon... vẫn chậm hơn lộ trình áp dụng quốc tế.
Hay với việc thực hiện theo chỉ thị CSRD nêu trên, các chuyên gia PwC cho hay, các doanh nghiệp, nhà sản xuất Việt Nam thuộc chuỗi giá trị trực tiếp của các doanh nghiệp châu Âu sẽ cần thực hiện nhiều công tác chuẩn bị hơn để đáp ứng các yêu cầu từ doanh nghiệp đối tác tại châu Âu, bởi hiện không có sự hướng dẫn trực tiếp từ các đối tác có hiểu biết về môi trường kinh doanh và việc thực hành phát triển bền vững tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nên trao đổi với các đối tác để có thể lên kế hoạch phối hợp một cách phù hợp.
Từ những hạn chế nêu trên, để loại bỏ các rào cản trong việc thực hiện kinh tế tuần hoàn, ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh đến việc thể chế hóa các tiêu chuẩn về phát triển bền vững đối với các lĩnh vực kinh tế. Qua đó giúp các doanh nghiệp, cơ quan chức năng xây dựng chương trình đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực cấp quốc gia để phục vụ quá trình chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Phát biểu tại một toạ đàm mới đây về chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp, TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, ngoài việc ban hành các thể chế, vai trò của Nhà nước còn nằm ở việc nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp và cả các nhà hoạch định chính sách. Điều này không chỉ nên được thực hiện thông qua các văn bản mà còn phải qua các kênh truyền thông đa phương tiện để lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa.
Mặc dù thể chế về ESG hiện chưa đầy đủ, nhưng ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) cho hay, việc phát triển Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) không chỉ là căn cứ đánh giá mức độ phát triển bền vững của các doanh nghiệp tham gia Chương trình CSI mà trên hết là công cụ hỗ trợ công tác quản trị doanh nghiệp bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trách nhiệm giải trình hiệu quả hơn. CSI là một bộ chỉ số “động”, luôn được cập nhật các nội dung phản ánh được những thay đổi pháp lý quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm, hay những xu thế mới từ quốc tế.
Bộ chỉ số CSI năm 2024 sẽ có 153 chỉ số, trong đó 62% là các chỉ số tuân thủ, 38% là các chỉ số nâng cao. Theo các doanh nghiệp, với đa số là các chỉ số tuân thủ thì việc thực hiện phát triển bền vững sẽ không còn xa vời cho doanh nghiệp, mà ngược lại, chỉ cần bảo đảm việc tuân thủ các yêu cầu pháp luật, doanh nghiệp đã có một nền tảng vững chắc. |
Theo Tạp chí Hải quan
- ▪Phát triển kinh tế xanh và bền vững – Giảm phát thải nhà kính hướng đến mục tiêu Net Zero
- ▪Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và giải pháp phát triển kinh tế xanh vùng Đông Nam Bộ
- ▪Công nghệ số thúc đẩy chuyển đổi xanh tại doanh nghiệp
- ▪Xây dựng lộ trình chuyển đổi số đồng hành cùng chuyển đổi xanh doanh nghiệp
Bình luận
Nổi bật
Viện Tiêu chuẩn Anh: Cập nhật bản tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59
(CL&CS) - Sắp tới, Viện Tiêu chuẩn Anh sẽ công bố bản cập nhật tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy, trong đó có những thay đổi trong yêu cầu phòng cháy chữa cháy, bao gồm cả các tòa nhà chung cư.
TCVN 13910-1:2024 về hệ thống giao thông thông minh
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59
(CL&CS) - Hệ thống ITS là một phần quan trọng để hình thành lên một đô thị thông minh cho mỗi quốc gia. Do đó đòi hỏi trước khi áp dụng hệ thống nên hiểu rõ các yêu cầu đối với định nghĩa dữ liệu ITS theo TCVN 13910-1:2024 giúp áp dụng hiệu quả.
Quy định của Liên Hợp Quốc (UN) về hệ thống ghế an toàn cho trẻ em (CRS) trên xe ô tô
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58
(CL&CS) - Hệ thống ghế an toàn cho trẻ em (Child Restraint Systems) (CRS) phải đáp ứng các tiêu chuẩn để đảm bảo mang lại hiệu quả bảo vệ khi sử dụng
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.