Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI

(NTD) – Việt Nam đang dần kém hấp dẫn với các nhà đầu tư ngoại và vấn đề này được Thành phố Hà Nội đưa ra, giải quyết trực tiếp những khúc mắc cho nhà đầu tư.

Kém hấp dẫn vì tiền bôi trơn

Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đậu Anh Tuấn nói tại diễn đàn: “Các doanh nghiệp FDI đều chia sẻ chung cảm nhận là môi trường kinh doanh của Việt Nam đang kém hấp dẫn hơn các quốc gia khác vì chi phí không chính thức, gánh nặng các quy định pháp luật, chất lượng dịch vụ công và chất lượng của cơ sở hạ tầng”

Trong khảo sát PCI 2014 với gần 1.500 doanh nghiệp FDI đến từ 43 quốc gia trong năm 2014, một tỷ lệ không nhỏ các doanh nghiệp thừa nhận đã trả tiền bôi trơn.

Khoảng 17% các doanh nghiệp FDI thừa nhận rằng họ đã trả tiền bôi trơn để có được giấy phép đầu tư, và 31% trả lời đã hối lộ khi cạnh tranh giành các hợp đồng của chính phủ.

“Điều đáng ngạc nhiên là hối lộ trong quá trình ký kết giành hợp đồng thì lại tăng cao gấp ba lần con số ghi nhận trong năm 2013”, ông Tuấn nói.

Vốn FDI chủ yếu từ châu Á

Trong Quý I năm 2015, toàn Thành phố đã thực hiện cấp mới và tăng vốn cho 80 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 160,2 triệu USD (tăng 2,6 lần so cùng kỳ 2014). Trong đó cấp mới 64 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 92 triệu USD (tăng 204% so cùng kỳ 2014 và lĩnh vực chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất là Kinh doanh bất động sản với 70,2%); Điều chỉnh tăng vốn cho 16 lượt dự án với giá trị vốn tăng đạt 68,2 triệu USD (tăng 4,7 lần so cùng kỳ 2014 và lĩnh vực điều chỉnh tăng vốn đầu tư lớn nhất là Chế biến chế tạo chiếm 53,5%). Tính đến nay, Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu với 893 dự án và 4,77 tỷ USD vốn đăng ký; Nhật Bản đứng thứ hai với 638 dự án và 4,64 tỷ USD vốn đăng ký.

1_ROLQ

Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội Ngô Văn Quý trả lời các kiến nghị của nhà đầu tư

Đa số các dự án FDI trên địa bàn được đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài (chiếm khoảng 76%), còn lại thuộc hình thức khác như liên doanh, BCC. Lĩnh vực thu hút nhiều vốn nhất là kinh doanh BĐS (chiếm 46,6%); công nghiệp chế biến chế tạo (chiếm 28,5%), còn lại thuộc lĩnh vực khác. Về vốn đầu tư: Khối doanh nghiệp FDI đóng góp khoảng 15% trong tổng vốn đầu tư xã hội của Thành phố và chiếm khoảng 16,5 cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP).

Về kim ngạch xuất khẩu: Năm 2014 khối FDI thực hiện đạt 5.390 triệu USD, chiếm tỷ trọng 48,2% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn (tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2013), chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất trong 3 thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước chiếm 33,3%, kinh tế ngoài nhà nước chiếm 12,8%) và duy trì mức ổn định tăng trưởng hàng năm. Riêng Quý I/2015 kim ngạch khối doanh nghiệp FDI đạt khoảng 1,27 tỷ USD (tăng 10,5% so cùng kỳ 2014, chiếm tỷ trọng 46,1% toàn thành phố).

Về giải quyết lao động việc làm: Ước tính năm 2014 đã có khoảng 213.784 lượt lao động trực tiếp và nhiều lao động gián tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI, đã tạo ra nhiều chỗ làm cho lực lượng lao động tại Thành phố, góp phần không nhỏ vào việc tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân.

Về đóng góp cho ngân sách: Năm 2014, các doanh nghiệp trong khối này đã nộp 17.699 triệu đồng, tương đương 834 triệu USD (tăng 4% so với cùng kỳ 2013), chiếm 12,6% tổng thu ngân sách thành phố. Riêng trong Quý I/2015 khối doanh nghiệp FDI đã nộp khoảng 293 triệu USD (tăng 63% so cùng kỳ 2014).

Đầu tư của các doanh nghiệp FDI đã tạo điểm nhấn trong diện mạo phát triển kinh tế đô thị văn minh hiện đại của Thủ đô: đã đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác có hiệu quả nhiều cao ốc khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, các khu đô thị mới văn minh, các khu nhà ở, căn hộ cao cấp với thiết kế đạt tiêu chuẩn quốc tế; các hệ thống siêu thị, khu vui thể thao vui chơi giải trí.. đã cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao cho nhu cầu tiêu dùng của người dân thủ đô, khách du lịch và toàn xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng cho người dân, đáp ứng kịp thời các nhu cầu khác nhau của những đối tượng tiêu dùng trong xã hội.

Doanh nghiệp trong nước cần thay đổi để tạo liên kết với doanh nghiệp vốn FDI

Các chuyên gia kinh tế nhận định, đối với DN trong nước, ngoài việc thúc đẩy liên kết, thu hút FDI thì quan trọng hơn là phải chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình chuẩn bị cho hội nhập, thực hiện các cam kết quốc tế, thì việc nâng cao năng lực của DN trong nước là điều rất quan trọng. Bởi vì, chỉ có nâng cao năng lực DN trong nước thì mới tăng được khả năng hấp thụ nguồn vốn FDI. Đồng thời, quá trình tăng năng lực cạnh tranh, tăng năng lực cung ứng của DN trong nước sẽ làm cho mối liên kết với DN FDI chặt chẽ hơn, tác động lôi cuốn hơn khi thu hút FDI. Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục có những chính sách phù hợp để thúc đẩy liên kết; có cơ chế tốt về cơ sở hạ tầng và giải pháp chính sách để hướng dòng vốn FDI đến nơi mà chúng ta mong muốn.

Không một quốc gia nào muốn phát triển mà không mở cửa, hội nhập. Mở cửa để dòng vốn FDI khơi dậy đầu tư trong nước, khơi dậy các nguồn lực phát triển. Năm 2015 được Chính phủ xác định là “Năm vì doanh nghiệp”. Với mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải thiện môi trường kinh doanh để cộng đồng DN, trong đó có DN FDI thực sự trở thành động lực cho phát triển, cuối năm 2014 vừa qua, Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực vào tháng 7-2015. Bên cạnh đó, năm 2015 dự báo Việt Nam sẽ hoàn tất nhiều thỏa thuận đàm phán từ các hiệp định thương mại song phương, đa phương và đáng chú ý hơn là sự hình thành của Cộng đồng Kinh tế ASEAN… hoạt động của DN Việt Nam nói chung và DN FDI nói riêng được kỳ vọng sẽ có chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

Tin tức mới nhất về kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

Cao Phong

Bình luận

Nổi bật

Nghịch lý trên thị trường căn hộ: “Vừa thừa lại vừa thiếu”

Nghịch lý trên thị trường căn hộ: “Vừa thừa lại vừa thiếu”

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

Nghe có vẻ vô lý nhưng đây lại là thực trạng đang diễn ra tại thị trường căn hộ ở TP Hồ Chí Minh. Trong khi nhu cầu ở của người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp ngày càng cao thì lại có đến hơn 9.000 căn hộ tái định cư bỏ hoang, gây lãng phí.

Là kênh “giữ tiền” hàng đầu nhưng vì sao bất động sản vẫn chưa được khai thách triệt để?

Là kênh “giữ tiền” hàng đầu nhưng vì sao bất động sản vẫn chưa được khai thách triệt để?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

Dù thị trường bất động sản chưa thể “sôi động” trở lại sau thời gian dài trầm lắng, tuy nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào đây vẫn là kênh đầu tư đạt lợi nhuận tốt so với những loại hình đầu tư khác. Đồng thời cũng là kênh “giữ tiền” hàng đầu. Những khó khăn, thách thức đang “kìm hãm” sự phát triển của kênh đầu tư tiềm năng này.

99% đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo ở Tây Ninh liên quan đến đất đai

99% đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo ở Tây Ninh liên quan đến đất đai

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:23

Ban tiếp công dân tỉnh Tây Ninh cho biết, 6 tháng đầu năm có 187 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến UBND tỉnh qua các nguồn. Trong đó, 99% đối tượng và nội dung chủ yếu là liên quan đến đất đai.