Thứ ba, 11/01/2022, 08:23 AM

Thanh toán trực tuyến dịch vụ công bằng mã VietQR trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

(CL&CS)- Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp 2 ngân hàng là NCB và Nam Á chính thức triển khai phương thức thanh toán trực tuyến bằng mã VietQR trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Việc triển khai dịch vụ này nhằm mang đến cho người dân thêm một phương thức thanh toán mới thuận tiện và đơn giản khi thanh toán dịch vụ công mà không cần phải trực tiếp đến các cơ quan, đơn vị hành chính.

Theo đó, người dân có thể truy cập vào địa chỉ  https://dichvucong.gov.vn/, chọn hồ sơ thanh toán và chọn phương thức thanh toán qua NAPAS để thực hiện quét mã VietQR bằng ứng dụng mobile banking của các ngân hàng. Việc thanh toán bằng cách quét mã VietQR được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và mọi lúc mọi nơi 24/7, kể cả các ngày lễ, Tết. Hạn mức giao dịch là dưới 200 triệu đồng/ giao dịch.

Trên cơ sở triển khai thành công với 2 ngân hàng đầu tiên, trong thời gian tới, NAPAS sẽ tiếp tục phối hợp triển khai dịch vụ tới toàn bộ ngân hàng thành viên đã tham gia dịch vụ Chuyển tiền nhanh Napas247 bằng mã VietQR.

Việc triển khai thành công phương thức thanh toán bằng mã VietQR cho các giao dịch thanh toán trực tuyến là một bước tiến quan trọng, phát huy tiềm năng ứng dụng mã VietQR không chỉ trong giao dịch chuyển tiền giữa các cá nhân mà còn trong giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Đây là nền tảng quan trọng để NAPAS tiếp tục phát triển, mở rộng phương thức thanh toán bằng mã VietQR trong tương lai.

Ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng Giám đốc phụ trách phát triển sản phẩm NAPAS cho biết: “Triển khai kết nối thanh toán dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 cho người dân và doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Ngân hàng Nhà nước giao Napas triển khai trong thời gian qua. Bên cạnh phương thức thanh toán truyền thống qua thẻ và tài khoản ngân hàng, nay Napas bổ sung phương thức thanh toán mới bằng mã VietQR để người dân lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp trên Cổng Dịch vụ Công Quốc gia. Phương thức thanh toán trực tuyến này tại Cổng dịch vụ công Quốc gia không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực cho người dân, các cơ quan, đơn vị hành chính mà còn là phương thức thanh toán phi tiếp xúc, góp phần hạn chế sự lây nhiễm của dịch bệnh”

Hiện tại NAPAS đã hoàn thành kết nối hạ tầng thanh toán tới 48 địa phương, 15 đơn vị là các Bộ/Cục/cơ quan cung cấp dịch vụ công để cung cấp dịch vụ dịch vụ thanh toán trực tuyến cho 05 nhóm dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia gồm: nộp bảo hiểm xã hội, thuế bất động sản, nộp phạt vi phạm giao thông, tạm ứng án phí và thanh toán phí, lệ phí.

Cổng Dịch vụ công Quốc gia chính thức được khai trương vào ngày 9/12/2019, nhằm cung cấp thông tin về các thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ thực hiện, giám sát, đánh giá việc giải quyết dịch vụ công trực tuyến và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc. Trong năm 2020, NAPAS vinh dự được nhận bằng khen của Văn phòng Chính phủ về những nỗ lực trong việc kết nối, cung cấp dịch vụ thanh toán trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Nhị Thanh

Bình luận

Nổi bật

Bình Thuận: Nâng cao chất lượng hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng

Bình Thuận: Nâng cao chất lượng hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:03

(CL&CS) - Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu UBND cấp huyện tập trung rà soát, đánh giá và chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện kiện toàn cơ cấu, thành phần Tổ Công nghệ số cộng đồng tại các thôn, tổ dân phố trước ngày 20/5.

'3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số

'3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:28

(CL&CS)- Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

Thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:25

(CL&CS) - Các bộ, ngành và các địa phương có biển sớm hoàn thiện, triển khai quy hoạch liên quan bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tăng cường tính liên kết trong việc phát triển các ngành kinh tế nói chung với phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng để phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.