Thái Nguyên: Đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân
(CL&CS) - Việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân ứng dụng vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm công lao động, đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm nông nghiệp an toàn, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp; thúc đẩy sản xuất hàng hóa, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, các huyện, thành phố tổ chức đào tạo, tập huấn, triển khai thực hiện các dự án, mô hình trình diễn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Nhờ đẩy mạnh công tác hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn về nông nghiệp đã giúp nông dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị thấp sang cây trồng, vật nuôi có giá trị cao, phù hợp điều kiện của tỉnh.
Riêng năm 2023, Ngành tổ chức được 340 lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật và thực hiện 56 dự án, mô hình trình diễn chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp.
Ông Hà Trọng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chia sẻ: Các mô hình, mô hình, dự án chuyển giao khoa học kỹ thuật chúng tôi tập trung thực hiện là về chăn nuôi bò, gà thịt theo hướng VietGAP; sản xuất lúa, chè theo tiêu chuẩn hữu cơ; sản xuất nông nghiệp theo tuần hoàn…
Ông Nguyễn Tá, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: Trên lĩnh vực trồng trọt, Chi cục triển khai dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình trồng chè, lúa theo quy trình VietGAP; thâm canh giống ngô, lúa mới; canh tác 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm; mô hình IPHM (phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp)… qua đó giúp bà con nông dân tiết kiệm chi phí đầu tư, hạn chế sâu bệnh trên cây trồng, cũng như nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Nông dân nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học
Sau khi được tham gia đào tạo, tập huấn về ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, gia đình anh Vũ Thành Đĩnh (ở xóm Đồng Vĩ, xã Bàn Đạt, Phú Bình) cũng đã chuyển từ chăn nuôi gà theo hướng truyền thống sang sử dụng đệm lót sinh học. Hiện, anh đang áp dụng trên diện tích chuồng trại rộng hơn 200m2, quy mô mỗi lứa 2.500 con gà ri lông đỏ.
"Từ khi dùng đệm lót sinh học, chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, đàn gà khỏe mạnh, hạn chế tối đa được các loại bệnh thông thường. Do nhà ở của gia đình nằm gần chuồng trại nên việc dùng đệm lót sinh học rất phù hợp, giúp giảm mùi hôi làm ảnh hưởng sinh hoạt" - anh Đĩnh chia sẻ.
Trong khi đó, gia đình Chị Nông Thị Thùy (ở xóm Vân Hòa, xã Văn Hán, Đồng Hỷ) quyết định chuyển đổi 6/10 sào chè của gia đình từ sản xuất thông thường sang hữu cơ. Tham gia mô hình, gia đình được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ phân bón hữu cơ, chế phẩm bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học và tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác.
Chị Thùy cho biết: Sau khi áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, tôi thấy cây chè phát triển khỏe, lá dày, búp mập và non lâu so với sản xuất thông thường trước kia; khi pha trà màu nước xanh, sánh và vị ngọt hậu. Giá bán chè cũng cao hơn từ 10-20 nghìn đồng/kg chè búp tươi. Đặc biệt việc sản xuất chè hữu cơ đã góp phần giảm ô nhiễm môi trường do không sử dụng thuốc hóa học, tạo không khí trong lành hơn.
Nông dân áp dụng sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ
Như vậy việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân ứng dụng vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm công lao động, đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm nông nghiệp an toàn, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Quan trọng hơn, từ việc chuyển giao khoa học kỹ thuật này, nông dân đã phát huy vai trò làm chủ sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến, bảo quản còn hạn chế, chưa tạo được đột phá để nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp, chưa tạo sức mạnh lan tỏa và thúc đẩy nhanh quá trình thay đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ, thiếu liên kết, không chuyên nghiệp.
Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất (quy trình kỹ thuật mới, các chế phẩm sinh học mới) thường phải tuân thủ theo quy trình từng bước, hiệu quả đem lại chậm hơn, nông dân chưa thấy được hiệu quả tức thời, cho nên gây khó khăn trong công tác chuyển giao, khuyến khích họ ứng dụng vào sản xuất. Ngoài ra, thủ tục hỗ trợ chuyển giao mô hình sản xuất nông nghiệp cho nông dân còn khá phức tạp, một số mô hình đòi hỏi vốn đối ứng ban đầu lớn, do đó, người dân chưa mạnh dạn trong phối hợp chuyển giao.
Để đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, theo các nhà chuyên môn, các ban, ngành cần tăng cường việc ứng dụng khoa học-công nghệ cho nông dân bằng cách xây dựng chương trình và nội dung học tập phù hợp trình độ của nông dân, sát thực tế phát triển nông nghiệp và nông thôn trong từng giai đoạn; trang bị cho nông dân trực tiếp sản xuất các kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi, bảo vệ thực vật, giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật, các mô hình có hiệu quả đưa vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án, năng lực ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho cán bộ quản lý và kỹ thuật viên cơ sở. Ngoài ra, cần đơn giản thủ tục hỗ trợ mô hình cho nông dân, có nhiều chính sách hỗ trợ hơn nhằm giảm bớt vốn đối ứng ban đầu để họ mạnh dạn trong phối hợp chuyển giao...
Thế Anh
- ▪Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất muối góp phần nâng cao chất lượng, sản lượng hạt muối
- ▪Áp dụng khoa học kỹ thuật trồng dưa hấu: Chất lượng đảm bảo, năng suất cao hơn
- ▪Ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất ngành điều
- ▪Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi số vào các lĩnh vực y tế
Bình luận
Nổi bật
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17
(CL&CS) - Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, từ đó, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.
4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06
(CL&CS) - Để triển khai đo lường năng suất doanh nghiệp cần thực hiện qua 4 bước bao gồm: Chuẩn bị dữ liệu; Tính toán; Phân tích và cuối cùng là Cải tiến và duy trì.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.