Dữ liệu cũ
Thứ tư, 24/01/2018, 18:33 PM

Thái Lan sẽ sớm hợp pháp hóa cần sa y tế như một số nước?

(NTD) - Ông Buntoon Niyamapha là một cựu cảnh sát Thái Lan bắt đầu hút cần sa từ khoảng cuối thập niên 1970. Ngay khi đạo luật về ma túy mới quy định việc sử dụng cần sa là bất hợp pháp, ông lập tức rời ngành cảnh sát và mở một xưởng rượu whiskey nhỏ.

 

Ông Niyamapha nói với BBC rằng ông chỉ bắt đầu nghiên cứu về cần sa y tế rằng khi em gái ông bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tử cung vào năm 2012.

Tại Thái, người hút cần sa có thể bị phạt một năm tù

Ngày 24/1, ông nói rằng những chế phẩm cần sa ông chiết xuất lúc đó, dù không hoàn hảo, nhưng đã cứu được em gái ông, người lúc đó phải phẫu thuật và xạ trị.

"Các viện nghiên cứu ung thư ở nhiều quốc gia xác nhận rằng ung thư có thể được điều trị hiệu quả bằng cần sa nhưng tôi không thể chờ viện ung thư Thái Lan giúp em mình".

ThaiDrug1
 Buntoon Niyamapha tại phòng chiết suất cần sa của ông ở vùng ngoại ô thủ đô Bangkok (Ảnh: THITI MEETAM/BBCTHAI)

Hơn 20 quốc gia đã hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa y tế, nhưng ở Thái Lan, đất nước vốn được biết đến là nguồn gốc của "Thái ép" (Thai Stick) thì người hút cần sa có thể bị phạt một năm tù.

"Tôi tìm hiểu trên Internet cho tới khi tôi phát hiện Rick Simpson, một người Mỹ tự chiết xuất cần sa để tự chữa trị cho mình, và tôi lại tiếp tục" - ông nói trong ngôi nhà của mình ngoại ô Bangkok, nồng nặc mùi cần sa. Ông nói Rick Simpson giúp ông mở rộng tầm mắt và tin rằng luật pháp cần phải thay đổi bởi vì cần sa y tế sẽ giúp cứu sống nhiều người hơn.

"Nếu tôi sợ thứ luật pháp lỗi thời này, thì tất cả những người thân yêu của tôi đã chết rồi" - ông nói.

ThaiDrug2
 Suốt 4 năm qua, mỗi ngày Miyamapha tiếp khoảng 10 bệnh nhân (Ảnh: THITI MEETAM/BBCTHAI)

Căn nhà của Niyamapha chào đón cả những bệnh nhân lâu năm lẫn bệnh nhân mới, họ đến mua những lọ đựng chế phẩm chiết xuất từ cần sa. Niyamapha cho biết ông dùng một phần doanh thu để giúp đỡ các bà mẹ có con mắc bệnh não mà không có khả năng trả viện phí.

"Công việc này rất mệt mỏi..., thậm chí còn mệt hơn là làm cảnh sát. Tôi không có thời gian để ngủ. Tôi cũng phải thực hiện nhiều chuyến đi để thuyết trình hoặc theo dõi bệnh nhân" - ông nói - "Nếu Doanh nghiệp dược phẩm nhà nước (GPO) tiếp quản công việc của tôi, tôi sẽ chấp nhận. Trách nhiệm này phải là của chính phủ chứ không phải những người nhỏ bé như chúng tôi".

Các bác sĩ Thái Lan nói gì?

Ông Somnuk Siripanthong nằm trong nhóm khoảng 30 bác sĩ làm việc với Niyamapha, để chẩn đoán bệnh và kê toa dùng chế phẩm. Ông cho biết nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng cần sa y tế có tác dụng giống gen áp chế ung thư TP53 và không có tác dụng phụ.

ThaiDrug3
 Một vườn cung cấp nguồn cần sa cho Miyamapha (Ảnh: THITI MEETAM/BBCTHAI)

"Nhiều bệnh nhân ung thư sử dụng cần sa y tế được kiểm tra máu và cho thấy tế bào ung thư của họ giảm dần. Đây là những người đã từ chối hóa trị và xạ trị".

Nhiều người hỏi tại sao ông Siripanthong có thể đưa ra tuyên bố như vậy khi ở Thái Lan chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều đó.

"Tôi đã bảo họ hãy nhìn vào những bệnh nhân đang sống sót này" - Siripanthong nói.

ThaiDrug4
 Cần sa y tế đã được hợp pháp hóa tại bang California, Hoa Kỳ hơn 20 năm qua (Ảnh: Getty)

Ông nói rằng có hai chất trong cần sa có thể kết hợp: Cannabidiol (CBD) và Tetrahydrocannabinol (THC). Chất đầu tiên làm giảm sự viêm và tăng trưởng của khối u, trong khi loại chất thứ hai làm tăng chức năng nhận thức và sự thèm ăn.

Ông kêu gọi nhiều bác sĩ ở Thái Lan đứng ra ủng hộ cần sa y tế, nhưng Hiệp hội Y khoa Thái Lan chưa sẵn sàng cho việc này.

"Nghiên cứu chúng tôi không đủ điều kiện để công nhận chế phẩm này là thuốc. Chúng tôi cần phải điều trị bệnh dựa theo căn nguyên của nó. Nếu có nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai, thì có thể sẽ có thay đổi" - phát ngôn viên Hiệp hội Chanwalee Srisukho nói với phóng viên BBC Tiếng Thái.

"Chúng tôi mong người bệnh không bỏ qua các loại thuốc thông thường vì chúng đã được nghiên cứu đầy đủ. Đối với một số loại ung thư, nếu được phát hiện sớm thì có cơ hội 90% được chữa khỏi" - bà nói.

ThaiDrug5
 Một bệnh nhân bị ung thư là khách hàng quen thuộc của Miyamapha (Ảnh: THITI MEETAM/BBCTHAI) 

Quan điểm của thế giới về cần sa thay đổi

Dùng cần sa y tế là hợp pháp ở nhiều quốc gia gồm Hà Lan, Colombia, Uruguay, Canada và Úc. Tại Hoa Kỳ, California là tiểu bang thứ sáu hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa để tiêu khiển, hơn 20 năm sau khi đã hợp pháp hóa cần sa y tế.

Tháng 10/2017, Peru thông qua luật cho phép cần sa y tế.

Ở Thái Lan, cần sa từng được ghi nhận có trong thành phần của nhiều loại thuốc cổ truyền trước khi bị cấm vào năm 1943.

                                                                                                                                                        Thủy Tiên

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.