Sữa Việt xuất khẩu: Nhiều kỳ vọng, lắm thách thức!

(NTD) - Dù còn phải cạnh tranh khó khăn ngay tại thị trường nội địa nhưng thời gian qua ngành sữa cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận và kỳ vọng.

IMG-3986
Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam.

Đẩy mạnh xuất khẩu

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, giai đoạn 2016-2018, giá trị xuất khẩu sữa và sản phẩm từ sữa của Việt Nam liên tục tăng. Cụ thể, từ con số 84,47 triệu USD năm 2016 tăng lên 82,65 triệu USD năm 2017 và 129,68 triệu USD năm 2018. Theo đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu trung bình cả giai đoạn tăng trưởng là 27,37%. Riêng quý 1/2019 giá trị xuất khẩu sữa đạt 48,6 triệu USD. Trong đó, các thị trường chính là Iraq, Trung Quốc, Afganistan, Philippines...

Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho hay, hiện nay Việt Nam có 10 doanh nghiệp có sản phẩm sữa xuất khẩu, trong đó một số doanh nghiệp xuất khẩu sữa chủ yếu là Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu Milk...

Đại điện Hiệp hội Sữa Việt Nam dự báo năm 2019, hoạt động xuất khẩu sữa sẽ tăng trưởng mạnh mẽ khi các doanh nghiệp trong nước tăng cường thúc đẩy xuất khẩu. Trong đó, Vinamilk đứng đầu toàn ngành khi xuất sang Mỹ, New Zealand, Campuchia, Ba Lan, Lào, Myanmar. Về mặt đầu tư, Vinamilk sẽ mở nhà máy sữa đầu tiên tại Myanmar vào năm 2019, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm sữa tại thị trường này. Ngoài ra, TH True Milk cũng đầu tư dự án khoảng 2,7 tỷ USD sang Nga để chăn nuôi bò, chế biến sữa.

Đại diện Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, khả năng mở rộng xuất khẩu sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa của Việt Nam rất lớn. Đáng nói hiện các thị trường lân cận và có nhu cầu nhập sữa hàng đầu như Trung Quốc, Hồng Kông với nhu cầu nhập khoảng 5 tỷ USD/năm, chiếm 18,3% tổng sữa nhập khẩu trên thế giới. Còn trong ASEAN thì Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore đều là những nước có nhu cầu nhập khẩu sữa với giá trị khoảng 500-600 triệu USD/năm. Vì vậy, với nhiều ưu thế sản xuất, thương mại, ngành sữa Việt Nam có thể nhắm đến ngay các thị trường tiềm năng này.

Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa, cho biết với thị trường Trung Quốc, sau hơn 6 năm đàm phán, ngày 26/4/2019 vừa qua, nghị định thư về xuất khẩu sữa, sản phẩm sữa của Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký kết.

“Theo thông tin dự kiến từ Bộ NN-PTNT có thể trong tháng 10/2019 này lô hàng xuất khẩu sữa đầu tiên của Việt Nam sẽ vào Trung Quốc” - ông Trung cho hay.

Điều này sẽ tạo cơ hội rộng mở cho sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường 1,4 tỷ dân này.

Riêng thị trường ASEAN, doanh nghiệp trong nước đang cố gắng tìm điều kiện đàm phán đẩy mạnh tiêu thụ sang các thị trường này.

DSC_1208

Vinamilk đi đầu trong việc tự tạo ra chuỗi cung ứng trong sản xuất kinh doanh sữa với các dự án đầu tư quy mô, chất lượng.

Cần vượt qua thách thức

Với việc hưởng ưu đãi thuế suất từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng Việt Nam sẽ phấn khởi vì thuế nhập khẩu sữa, sản phẩm sữa từ các nước New Zealand, Singapore, Nhật Bản sẽ cắt giảm xuống còn 0%, khi đó giá sữa nguyên liệu và sản phẩm sữa của các nước này vào Việt Nam sẽ giảm. Tuy nhiên sữa và sản phẩm sữa của các nước này trước khi có CPTPP cũng đã chiếm lĩnh thị phần không nhỏ tại Việt Nam. Thế nên, khi sản phẩm các nước này được hưởng thuế suất ưu đãi tương tự sẽ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn với doanh nghiệp sữa trong nước.

Trong khi đó, hiện doanh nghiệp trong nước đang gặp khó trong khâu tạo ra nguyên liệu sạch, cao cấp. Bởi chỉ có các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, TH true Milk... mới có đủ nguồn vốn đầu tư quy trình sản xuất khép kín đạt chuẩn chất lượng cả nội địa lẫn xuất khẩu. Còn lại đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ điều kiện, cộng thêm chưa xây dựng được quy trình chăn nuôi, sản xuất kinh doanh khép kín nên chưa đáp ứng được.

Đại diện Vinamilk chia sẻ, trong năm 2018 hoạt động ngành sữa có phần giảm so với trước. Dù mức giảm không đáng kể nhưng do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan khiến các doanh nghiệp sữa gặp khó. Cụ thể, muốn đạt đủ yêu cầu xuất khẩu doanh nghiệp phải đạt chuẩn yêu cầu quốc gia đó về tiêu chuẩn dinh dưỡng, kiểm dịch an toàn động vật...

quay-sua
Hình: Minh họa.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngành sữa gặp khó do nguồn thức ăn cho bò đang thiếu bởi nguồn đất trồng cỏ không nhiều. Doanh nghiệp trong nước có điều kiện như Vinamilk, TH true Milk đã phải sang các nước lân cận mua cỏ hoặc đầu tư trồng để cung ứng cho mình. Tuy nhiên chi phí này rất đắt và tốn nhiều thời gian, công sức đầu tư. Hiệp hội cũng kiến nghị Nhà nước cần có cái nhìn rộng hơn về tương lai ngành chăn nuôi bò sữa với những giá trị đóng góp cao mà quy hoạch đất cho vùng chăn nuôi, trồng cỏ để cung cấp thức ăn.

Ngoài ra, hiện nay xu hướng sử dụng sữa organic (sản phẩm sạch, khỏe) của người tiêu dùng ngày tăng cao nhưng số doanh nghiệp trong nước cung ứng được dòng sản phẩm này ra thị trường còn chưa nhiều do phải xây dựng nhà máy sản xuất, trang trại chăn nuôi bò sữa, quy trình chế biến, đóng gói... đều phải đạt chuẩn châu Âu. Nhiều chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp cũng nên liên kết để hỗ trợ lẫn nhau nhằm đưa ngành sữa Việt phát triển mạnh mẽ hơn.

 Kim Ngọc

 

Bình luận

Nổi bật

Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI

Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:42

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 19/11 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.

Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại

Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30

Theo các chuyên gia đánh giá, thị trường đất nền "hút khách" trở lại do chịu tác động mạnh từ hai yếu tố. Thứ nhất là xu hướng tăng giá mạnh của phân khúc căn hộ chung cư đã đẩy một bộ phần nhà đầu tư chuyển dịch sang đất nền. Thứ hai là quy định cấm phân lô bán nền sẽ làm khan hiếm nguồn cung.

Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?

Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30

Theo ông Trần Quang Trung - Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, giá căn hộ tại Hà Nội tăng nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ra phản ứng “sốc tạm thời” nhưng trong chặng đường tới năm 2030 thì đây mới chỉ là sự khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới.