Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 12/10/2018, 11:38 AM

Sự chuyển dịch và xu hướng ngành giao vận ở thị trường nội địa Việt Nam

(NTD)- Cùng với thị trường thương mại điện tử, ngành giao vận nội địa Việt Nam thời gian qua đã và đang chứng kiến những bước nhảy vọt ngoạn mục, không chỉ ở quy mô mà cả ở chất lượng.

Hiện tại và trong tương lai, các ứng dụng công nghệ sẽ giúp ngành này tiếp tục rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động là mạng lưới các nhân viên giao hàng.

Sự lên ngôi của Food Delivery

Sau sự phát triển mạnh mẽ của các website Food Review và Food Ordering, với mục tiêu mang những nhà hàng, quán ăn, từ sang trọng đến bình dân ngày một gần hơn đến khách hàng, Food Delivery như một nhu cầu thiết yếu trong hệ sinh thái này. Tại các thành phố lớn, nhu cầu Food Delivery gia tăng một cách chóng mặt. Năm 2017, tại Hà Nội và TP. HCM chỉ có 30% người dân sử dụng dịch vụ Food Delivery. Nhưng 6 tháng đầu năm 2018, con số này đã tăng lên tới 70%.

Tuy nhiên, việc giao đồ ăn chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng. Theo một khảo sát của Qandme Việt Nam (thực hiện năm 2016 với gần 500 người, sống tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), 26% khách hàng không sử dụng Food Delivery bởi thời gian giao hàng quá lâu, 15% thấy rằng đồ ăn không còn thơm ngon khi nhận hàng. 40% khách hàng mong muốn chi phí giao hàng rẻ hơn và 39% muốn rút ngắn thời gian giao nhận.

Có thể nói, Foody Delivery bị chi phối bởi những yếu tố khó nhằn nhất trong việc giao nhận: tốc độ giao hàng; sự chuyên nghiệp, tính chính xác; sự đảm bảo chất lượng hàng hóa trong suốt lộ trình giao hàng; cùng với các dịch vụ đi kèm: giao hàng kèm thu hộ, mua hộ, giao hàng tận tay, giao hàng với thiết bị hỗ trợ (thùng giữ nhiệt thức ăn, thùng đựng bánh gato…)

Với các yêu cầu khắt khe đó, hầu hết các dịch vụ giao hàng ẩm thực hiện tại đang sử dụng đội ngũ giao hàng riêng hoặc kết nối với một đơn vị vận chuyển chuyên dụng.

Tuy nhiên, đây vẫn thực sự là một bài toán khá nan giải và thách thức khi muốn đẩy mạnh tốc độ phát triển dịch vụ, đi đôi với việc đảm bảo chất lượng món ăn.

Cái nhìn mới về nghề giao hàng

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, dịch vụ vận tải thực sự là một mảnh đất màu mỡ. Chỉ mới khoảng một, hai năm trở lại đây, nhân viên giao hàng (shipper) bỗng trở thành một nghề “HOT”. Không chỉ là một anh giao hàng thông thường, giờ đây, shipper công nghệ đã và đang định nghĩa lại chính bản thân và công việc của mình, trực tiếp tham gia thành một mắt xích trong chuỗi hệ thống thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ.

Cùng với yêu cầu ngày một cao đối với ngành giao vận, yêu cầu đối với shipper cũng vì thế mà khắt khe hơn. Nếu như trước kia, chỉ cần có phương tiện xe máy, sự nhanh nhạy và thái độ làm việc nghiêm túc, đúng giờ; thì ngày nay, một shipper cần biết “canh đơn” trên điện thoại thông minh, và cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng khác cho công việc.

ship
Các diễn giả chia sẻ về việc hỗ trợ bền vững cho shipper công nghệ

Ông Nguyễn Đức Lợi, Giám đốc điều hành Lalamove tại Việt Nam chia sẻ: "Shipper công nghệ là một "nghề" mới xuất hiện ở Việt Nam trong kỷ nguyên kinh tế thương mại điện tử. Không cơ quan chủ quản, không có tên trong hệ thống nghề nghiệp được nhà nước công nhận, chưa có hành lang pháp lý bảo vệ, shipper hiện nay khi hành nghề gặp nhiều khó khăn và rủi ro. Vào thị trường Hà Nội đợt này, Lalamove theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, tập trung vào chất lượng dịch vụ mà trong đó trọng tâm là hỗ trợ phát triển cộng đồng shipper Việt Nam. Đây là yếu tố cốt lõi dẫn đến thành công của chúng tôi ở các thị trường khác."

Một cuộc khảo sát khác của Công ty giao nhận Dotcom Distribution (Mỹ) cho thấy 47% số người mua sắm quyết định không ghé trở lại trang web của một nhà bán lẻ nếu họ gặp phải tình trạng giao hàng tồi tệ. Trong khi đó, theo kết quả khảo sát của Dropoff, công ty giao hàng trong ngày có trụ sở đặt ở bang Texas, 94% số khách hàng mua sắm trực tuyến đổ lỗi cho nhà bán lẻ về dịch vụ giao hàng kém. Do vậy, cải thiện trải nghiệm của khách hàng chính là điều mà các hãng giao nhận quan tâm. Và shipper là một yếu tố cực kỳ quan trọng bởi họ chính là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Việt Nam hiện nay cũng đang dần bắt kịp với cách mà giao nhận thế giới đang thực hiện, đó là thẩm định kỹ lưỡng và chú trọng đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp cho đội ngũ shipper. Nghề giao hàng không còn là một nghề phụ kiếm thêm thu nhập mà đã trở thành một nghề mới, được đầu tư và mang lại thu nhập cao.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.