Sự cần thiết ban hành Nghị định quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ Halal
(CL&CS) - Việc nghiên cứu, ban hành Nghị định quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ Halal là chủ trương đúng đắn và cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển hệ sinh thái Halal tại Việt Nam, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước trong thời gian tới.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal phân bổ khắp thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo, từ các nền kinh tế phát triển đến đang phát triển, do sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe, chất lượng, xanh, sạch, có đạo đức trong chế biến và góp phần bảo vệ môi trường… Thị trường Halal toàn cầu có tiềm năng rất lớn xét về quy mô dân số Hồi giáo, với khoảng 1,94 tỷ người vào năm 2022, chiếm gần 1/4 dân số thế giới.
Dân số Hồi giáo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức trung bình 1,5%/năm, cao gấp đôi so với dân số phi Hồi giáo (0,7%/năm) và dự kiến đạt khoảng 2,8 tỷ người và năm 2050. Theo dự báo, đến năm 2050 thế giới sẽ có 51 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số, tăng 02 nước so với năm 2010 (Macedonia, Bosnia và Herzegovina). Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu đạt 7000 tỷ USD năm 2022 và dự kiến tăng lên khoảng 10.000 tỷ USD năm 2028 nhờ tăng trưởng quy mô dân số Hồi giáo, mức chi tiêu, sự đa dạng về lĩnh vực và triển vọng tăng trưởng trong tương lai với tốc độ khoản 6-8%/năm.
Tại Việt Nam tính đến tháng 6/2023, trên cả nước có khoảng 90.000 tín đồ Hồi giáo, trong đó Hồi giáo (Islam) có trên 36.000 tín đồ, sinh sống tập trung ở 14 tỉnh, thành phố, trong đó đông nhất tại tỉnh An Giang, TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh và tỉnh Khánh Hoà. Đã có 04 tổ chức Hồi giáo (Islam) được Nhà nước công nhận. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chỉ có khoảng 20 mặt hàng xuất khẩu ở thị trường Halal.
Du lịch Việt Nam có những thuận lợi về tài nguyên du lịch phong phú, khí hậu phù hợp và sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp, phù hợp nhu cầu của khách du lịch đến từ các nước Hồi giáo. Với lợi thế có nhiều kỳ quan thiên nhiên thế giới, Việt Nam đang là điểm đến có số du khách Hồi giáo tăng lên đáng kể.
Khách Hồi giáo đến Việt Nam phần lớn từ các quốc gia Malaysia, Singapore, Ấn Độ, Indonesia, các nước Trung Đông... Đây là những thị trường gần với Việt Nam nên rất thuận lợi trong việc tiếp cận. Trong khi đó, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 cũng xác định cần quan tâm phát triển các thị trường mới, nhiều tiềm năng, trong đó có thị trường Trung Đông, Ấn Độ có khả năng chi trả cao, du lịch dài ngày.

Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, hiện tại, Việt Nam chưa có khung pháp lý thống nhất và đồng bộ để quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và chứng nhận sản phẩm, dịch vụ theo tiêu chuẩn Halal. Điều này tạo ra những khó khăn, vướng mắc cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong phát triển ngành Halal, cũng như đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Việc ban hành Nghị định quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ Halal là hết sức cần thiết nhằm thiết lập cơ sở pháp lý rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành Halal tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khai thác hiệu quả thị trường Halal toàn cầu đầy tiềm năng. Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Tờ trình số 4555/TTr-BKHCN trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ Halal.
Việc xây dựng Nghị định quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ Halal giúp thể chế hóa chủ trương, yêu cầu của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thiện thể chế về hoạt động đánh giá sự phù hợp, quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ Halal. Bên cạnh đó, thiết lập khung pháp lý thống nhất và đồng bộ để quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và chứng nhận sản phẩm, dịch vụ theo tiêu chuẩn Halal; Quy định về tiêu chuẩn đối với sản phẩm Halal tạo cơ sở để hài hòa hóa tiêu chuẩn Halal của Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; Xác định rõ quy trình, thủ tục đánh giá sự phù hợp sản phẩm, dịch vụ Halal; Phân định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chứng nhận Halal, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; Thúc đẩy việc ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng nhận Halal với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia Hồi giáo, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và mở rộng thị phần tại thị trường Halal quốc tế đầy tiềm năng (bao gồm thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, dịch vụ du lịch, tài chính...); Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ Việt Nam trên trường quốc tế; Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm Halal tại Việt Nam.
Cùng với đó, đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ được gắn nhãn Halal tại Việt Nam thực sự tuân thủ yêu cầu theo Kinh Qur’an và Luật Hồi giáo (Sharia) đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Hồi giáo (cả trong nước và khách du lịch quốc tế); Ngăn chặn gian lận thương mại, sử dụng nhãn Halal sai quy định hoặc gây nhầm lẫn; Xây dựng lòng tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ Halal có nguồn gốc từ Việt Nam.
Theo VietQ.vn
- ▪Tối ưu hóa hiệu suất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhờ công cụ VSM
- ▪Khánh Hòa nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
- ▪Áp dụng các kỹ thuật thống kê theo ISO 10017 giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả và chất lượng sản phẩm
- ▪Chất lượng sản phẩm cải thiện thông qua áp dụng công cụ cải tiến năng suất
Bình luận
Nổi bật
Sự cần thiết ban hành Nghị định quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ Halal
sự kiện🞄Thứ hai, 28/07/2025, 10:17
(CL&CS) - Việc nghiên cứu, ban hành Nghị định quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ Halal là chủ trương đúng đắn và cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển hệ sinh thái Halal tại Việt Nam, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước trong thời gian tới.
Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra vận hành hoạt động hệ thống chính trị xã Si Pa Phìn (tỉnh Điện Biên)
sự kiện🞄Thứ hai, 28/07/2025, 08:07
Chiều 26/7, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã đến kiểm tra vận hành hoạt động hệ thống chính trị xã Si Pa Phìn (tỉnh Điện Biên).
Lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Việt Võ Đạo, quảng bá văn hóa Việt Nam tại Senegal
sự kiện🞄Thứ năm, 24/07/2025, 08:14
Chiều 23/7, giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Senegal, tại Thủ đô Dakar, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Chủ tịch Quốc hội Senegal Malick Ndiaye, các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm Câu lạc bộ Vovinam và xem các màn biểu diễn võ thuật do võ sinh Liên đoàn Vovinam Senegal biểu diễn.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.