Dữ liệu cũ
Thứ năm, 23/03/2017, 08:21 AM

Sốc với thịt gà giá rẻ như cho từ Brazil

(NTD) - Giá thịt gà đông lạnh nhập từ Brazil về cảng Việt Nam có thời điểm rẻ như cho, chỉ khoảng 0,3-0,45 USD/kg, tương đương hơn 6.700-10.000 đồng/kg.

Ông Lê Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ tiết lộ thông tin sốc: Giá thịt gà đông lạnh nhập từ Brazil về cảng Việt Nam có thời điểm rẻ như cho, chỉ khoảng 0,3-0,45 USD/kg, tương đương hơn 6.700-10.000 đồng/kg.

ga_dong
Gà đông lạnh bày bán tràn lan rất mất vệ sinh. Ảnh: Zingnews.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ đề nghị các cơ quan chức năng nước ta cần rà soát, kiểm tra chặt các nguồn thịt nhập khẩu với giá rẻ bất thường như trên. Thịt gà Brazil bán vào Việt Nam rất nhiều, trong khi thịt heo, trâu, bò… số lượng không lớn.

Theo phân tích của ông Quyết, nếu Brazil có lợi thế về nguồn thức ăn chăn nuôi có sẵn với khối lượng lớn về bắp, đậu nành thì Việt Nam cũng có những lợi thế khác. Chi phí nhân công ở Việt Nam chỉ khoảng 200 USD/người/tháng, trong khi chi phí nhân công tại Brazil lên đến cả 2.000 USD/người/tháng. Vì vậy thịt gà đông lạnh vận chuyển từ Brazil đi nửa vòng Trái đất về cảng Việt Nam cũng phải có mức giá trên 1 USD/kg mới hợp lý chứ không thể có mức quá rẻ 0,3-0,45 USD/kg. Giá rẻ khó tưởng như vậy đủ giết chết ngành chăn nuôi gia cầm trong nước.

Cũng theo ông Quyết, nguyên nhân chính khiến giá thịt gà Brazil nhập về Việt Nam rẻ như bèo chỉ có thể là hàng cận hoặc hết hạn sử dụng. Thịt gà giá rẻ bất thường chủ yếu bán trên các trang web hoặc bán cho các mối tiêu thụ lớn như bếp ăn công nghiệp, quán ăn, quán nhậu…

Đại diện Siêu thị Saigon Co.op cho hay, các siêu thị thuộc hệ thống Co.opmart từ trước đến nay không bán thịt nhập khẩu từ Brazil mà chủ yếu là mặt hàng chăn nuôi trong nước. Đại diện Siêu thị BigC cũng phản hồi không bán các loại thịt từ Brazil.

Theo trang web của một công ty tại TP.HCM, giá chân gà Brazil là 40.000 đồng/kg, cánh gà 55.000 đồng, đùi gà chỉ 30.000 đồng/kg. Một công ty khác chuyên bán thịt bò nhập khẩu thì đang rao bán bắp bò Brazil với giá 170.000 đồng/kg.

Trước vụ bê bối thịt bẩn gây rúng động Brazil, ông Nguyễn Văn Trọng, Cục phó Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT, cho biết từ đầu năm 2017 đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 3.000 tấn thịt và sản phẩm thịt từ Brazil. Phần lớn các lô hàng thịt nhập khẩu từ Brazil là thịt gà, cánh gà, chân gà…

Đại diện Cục Thú y đang đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét tạm ngừng nhập khẩu thịt từ Brazil có nguồn gốc từ các nhà máy có nguy cơ mất an toàn thực phẩm giống như nhiều nước đã làm.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức cuộc họp khẩn cấp để bàn cách tháo gỡ, giải quyết và xem xét ngưng nhập khẩu thịt từ nước này. Đồng thời triển khai các biện pháp giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng thực phẩm xuất khẩu từ Brazil sang Việt Nam.

Chi Lê

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.