Dữ liệu cũ
Thứ năm, 28/08/2014, 08:54 AM

Số hóa SGK 4.000 tỉ đồng: Gánh nặng đè vai phụ huynh và học sinh

“Đề án sách giáo khoa (SGK) điện tử và máy tính bảng” với tổng kinh phí thí điểm dự kiến lên đến 4.000 tỉ đồng đang vấp phải nhiều băn khoăn, lo lắng từ cái hại cho trẻ nhỏ khi phải tiếp xúc với máy tính quá sớm đến gánh nặng tiền bạc cho phụ huynh.

Và không ít phụ huynh đã tự hỏi: Liệu rằng phương thức giáo dục mới này có hiệu quả hơn khi học sinh lớp 1,2,3 bị mang ra làm “chuột bạch” thí nghiệm?.

Số hóa SGK – Lợi bất cập hại!

Đề án “Thí điểm mô hình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TPHCM năm học 2014 – 2015” với tổng kinh phí thực hiện thí điểm khoảng 4.000 tỉ đồng, đang chờ sự phê duyệt của Bộ GD&ĐT, đã vấp phải nhiều ý kiến từ phía các chuyên gia và phụ huynh học sinh.

Liệu rằng trẻ em sẽ học tốt hơn hay chơi nhiều hơn khi sử dụng máy tính bảng

Liệu rằng trẻ em sẽ học tốt hơn hay chơi nhiều hơn khi sử dụng máy tính bảng

Theo đề án này, nội dung chương trình trong SGK các môn học từ lớp 1 đến lớp 3 sẽ được số hóa theo công nghệ 3D, mỗi học sinh (HS) sử dụng một máy tính bảng. Riêng giáo viên sẽ soạn giáo án, quản lý lớp học và kiểm soát học sinh trên một phần mềm chuyên dụng. Đối với đề án này, ưu điểm thiết thực dành cho HS là việc giảm nhẹ khối lượng sách vở mà các em phải mang theo đến trường hàng ngày, thay vào đó là một chiếc máy tính bảng gọn nhẹ với đầy đủ chức năng phục vụ cho việc học tập. Bên cạnh đó, việc số hóa lượng lớn tài liệu sẽ giảm thiểu được kinh phí in ấn SGK, tiết kiệm ngân sách trong việc in ấn, phát hành và tái bản SGK. Đồng thời, trong thời đại công nghệ thông tin việc sử dụng máy tính bảng sẽ giúp cho trẻ em tiếp cận được nguồn thông tin điện tử, sớm biết sử dụng thiết bị điện tử. Do đó, những thông tin, hình ảnh giảng dạy trên máy tính bảng cũng đa dạng, phong phú và tạo độ hấp dẫn đối với các em nhỏ.

Thế nhưng, bên cạnh một số ưu điểm, đề án này vẫn tồn tại nhiều bất cập khiến không ít chuyên gia về giáo dục và phụ huynh HS lo lắng. Theo ThS. Lê Thị Lan Anh – Phó Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt (IEDV), khi áp dụng SGK điện tử thì thói quen lẫn phương pháp dạy của giáo viên phải hoàn toàn thay đổi, có thể sẽ khiến nhiều giáo viên lúng túng, thiếu tự tin và thậm chí là chán nản và bỏ nghề. Về phía HS, ít khi các em nhỏ được tiếp xúc với máy tính, thậm chí nhiều bé bố mẹ ít cho xem ti vi vì lo ngại con trẻ bị tật khúc xạ, lệ thuộc vào thiết bị điện tử làm giảm khả năng giao tiếp.

Cũng theo đề án, kinh phí thực hiện là khoảng 4.000 tỉ đồng cho 327.127 HS từ lớp 1 đến lớp 3, trong đó có 5.334 HS thuộc diện chính sách sẽ do ngân sách nhà nước chi.

Như vậy, với nguồn kinh phí để đầu tư cho con em mình học tập theo chương trình SGK điện tử, phụ huynh sẽ phải tốn từ 3-5 triệu đồng đầu tư 1 SGK điện tử thay vì chỉ mất chưa đến 200 ngàn đồng cho bộ SGK truyền thống. Chưa kể, đối với các em HS có hoàn cảnh khó khăn thì việc tiếp cận với SGK điện tử sẽ khó khăn hơn nhiều. ThS. Lê Thị Lan Anh lo ngại sẽ xảy ra tình trạng nhiều HS phải bỏ học giữa chừng. Hơn thế nữa, rất có khả năng sau 1 đến 2 năm “thí điểm”, SGK điện tử sẽ không phù hợp, phải thay thế hoặc học sinh lại trở về học sách in thì sự lãng phí là vô cùng lớn.

Thêm một vấn đề lo ngại không kém, việc tiếp cận nguồn tin điện tử thông qua máy tính bảng sẽ vô tình khiến trẻ dễ dàng tiếp xúc với các nguồn tin độc hại khi truy cập vào các trang web không phù hợp.

Số hóa SGK liệu có cần thiết?

Dù “Đề án sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng” đang chờ Bộ GD&ĐT phê duyệt nhưng nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng cho con em khi việc sử dụng máy tính bảng nhiều có khả năng ảnh hưởng đến thị lực của trẻ và cũng không ít người tỏ ra búc xúc với việc mang trẻ em ra để thí điểm một chương trình giáo dục còn quá nhiều bất cập.

Chị Lê Dung (có con đang học tại trường Tiểu học Nguyễn Thi, Q.3) tỏ ra lo lắng: “Ai cũng biết là xem tivi, làm việc với máy tính nhiều mỏi mắt nhanh hơn đọc sách, sẽ gây cận thị và nhiều bệnh về mắt. Thậm chí, Tổ chức Nhi khoa Canada còn quy định: Không được đưa tivi, máy tính, thiết bị chơi game vào phòng ngủ trẻ em. Ở Anh, người ta cũng cảnh báo rằng, trẻ dán mắt vào màn hình máy tính hoặc tivi sẽ gây ra những thay đổi trong não trẻ, có hại như người nghiện ma túy hay nghiện rượu, và hàng loạt vấn đề về sức khỏe: Lượng cholesterol cao, nhồi máu cơ tim, mất tập trung hay suy giảm khả năng làm toán, đọc, rối loạn giấc ngủ và tự kỷ… Vậy mà, tôi không hiểu sao Sở Giáo dục lại đưa ra thí điểm cái đề án đi ngược thế giới như vậy”.

Anh Nguyên Quân (có con đang học tại trường Tiểu học Hiệp Bình Chính, Q.Thủ Đức) chia sẻ: “Khoảng kinh phí 4.000 tỉ đồng quá lớn cho việc thí điểm một dự án giáo dục và nó còn lớn hơn gấp nhiều lần nếu dự án này đem ra thí điểm nhưng lại không thành công. Việc học tập giảng dạy bằng SGK truyền thống đang hiệu quả, vậy lý do gì phải cải tiến giáo dục bằng số hóa SGK tốn thêm nhiều chi phí? Phải chăng có sự liên kết giữa việc cải cách này với các nhà sản xuất máy tính bảng? Tôi thật không hiểu mục đích và lợi ích gì từ đề án này”.

Chị Hoàng Xuân (có con đang học tại trường Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền, Q. Gò Vấp): “Theo tôi nghĩ, điều quan trọng nhất trong hiệu quả dạy và học vẫn là nội dung, chương trình và phương pháp. Làm sao, máy móc có thể thay thế vai trò của thầy cô với những ví dụ sinh động để giúp các em hiểu ý nghĩa của phép cộng trừ nhân chia. Đừng tước mất những giờ phút quý báu của tuổi thơ khi bắt các em chúi mũi vào chiếc máy tính bảng vô hồn; hãy để các em ngẩng cao đầu lên nghe thầy cô giảng bài và tự tin trao đổi với bạn bè”.

Chị Ngọc Diễm (nhân viên Công ty Quảng cáo và Phát hành Thanh Niên, Q.1) cho biết: “Trẻ 6-8 tuổi, cái tuổi còn quá nhỏ để có thể nhận thức đầy đủ việc bảo quản máy móc, việc làm rơi máy, mất máy, chưa kể sẽ làm gia tăng nạn cướp giật, gây nguy hiểm hơn cho trẻ. Tình trạng trẻ nhỏ một năm thay 2-3 máy cũng không phải là chuyện không thể xảy ra. Tôi thấy, những người đề xuất ra đề án này quả thật quá vô cảm trước cuộc sống khó khăn của đại bộ phận người dân. Thêm một điều khiến tôi boăn khoăn hơn: Liệu rằng khi được trang bị máy tính bảng thì các em sẽ học tốt hơn hay chơi nhiều hơn đây”.

Thi Trần
Theo Báo Đời sống & Tiêu dùng

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.