Siết vốn tín dụng bất động sản, nên “chọn mặt gửi vàng”
(CL&CS)-Hiện nay thị trường bất động sản xuất hiện dấu hiệu tăng trưởng nóng, siết chặt tín dụng bất động sản là vấn đề cấp thiết nhưng theo các chuyên gia bất động sản nếu không xem xét vấn đề cẩn thận, thấu đáo sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực.
Tương lai của bất động sản có hạ nhiệt?
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định thời gian qua, tín dụng vào bất động sản đã được kiểm soát rất chặt chẽ và tới đây có thể sẽ kiểm soát chặt hơn nữa.
Thời đại đô thị hóa sự chuyển dịch của người dân đến các thành phố lớn dẫn đến nhu cầu nhà ở tăng cao, việc hạn chế tín dụng bất động sản sẽ ảnh hưởng đến những người dân có nhu cầu sở hữu hoặc đầu tư nhà ở chính đáng.
Không chỉ riêng người tiêu dùng, khi các nguồn vốn tín dụng bị siết chặt thì các doanh nghiệp bất động sản sẽ phải dừng các hoạt động đầu tư. Các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng,… đều có thể rơi vào tình trạng khó khăn và gặp nhiều rủi ro.
Thị trường bất động sản đóng góp rất lớn vào GDP cả nước và được xem là vai trò “đầu tàu” của nền kinh tế hiện nay, tạo ra cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế, xã hội. Bất động sản góp mặt trong các lĩnh vực kinh tế có sức ảnh đến nhiều ngành nghề khác nhau như xây dựng, công nghiệp, chế tạo, du lịch, ăn uống, tài chính, ngân hàng,… Muốn phát triển thương mại thì phải có bất động sản thương mại hay phát triển công nghiệp phải có bất động sản công nghiệp,…
Do đó, nếu kiểm soát chặt chẽ tín dụng bất động sản sẽ dẫn đến sự sụt giảm của thị trường bất động sản kéo theo nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ. Đặc biệt nếu nguồn vốn tín dụng bị siết bất hợp lý sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phục hồi kinh tế của đất nước nhất là sau đại dịch COVID.
Ngoài nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng thì nguồn vốn cho bất động sản hiện nay không nhiều, khá đơn điệu. Hiện nay nguồn cung cho thị trường bất động sản đang trở nên khan hiếm, trong khi, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày một tăng cao. Nếu quá “khắc khe” với nguồn vốn tin dụng thì cán cân cung cầu sẽ càng bị chênh lệnh, số lượng dự án bất động sản sẽ giảm xuống hoặc bị đình trệ, cung không đủ cầu dẫn đến giá cả tăng cao. Việc sở hữu nhà ở của người lao động càng trở nên khó khăn, đi ngược lại với chiến lược cải thiện điều kiện sống cho người dân.
Kiểm soát hợp lý tín dụng bất động sản
Chủ trương siết tín dụng bất động sản hạn chế tăng trưởng nóng là cần thiết nhưng để tránh những tác động tiêu cực nên kiểm soát, chọn lọc những dự án chất lượng tốt. Không nên thắt chặt tín dụng bất động sản mà nên thúc đẩy, khuyến khích cấp vốn cho các nhà đầu tư uy tín, triển khai dự án đúng tiến độ minh bạch, đáp ứng đủ tiêu chí và cho những cá nhân, doanh nghiệp thật sự có nhu cầu và sử dụng vay vốn đúng mục đích. Tránh, hạn chế cấp vốn cho các nhà đầu tư không đáp ứng được các điều kiện, dự án yếu kém không có khả năng thanh toán.
Ông Phùng Duy Khương, Phó Tổng giám đốc NH VPBank cho biết “Chúng tôi nhận định bất động sản vẫn là một mảng tiềm năng do nhu cầu vay mua nhà của người dân ở tất cả phân khúc rất lớn. Đặc biệt, khi mà thu nhập của người dân càng tăng lên thì nhu cầu của họ không chỉ là một căn nhà để ở mà sẽ mở rộng thêm căn nhà đầu tư nhằm tích lũy tài sản cho gia đình hoặc căn nhà nghỉ dưỡng cuối tuần… Tuy vậy, chúng tôi chọn lọc kỹ lưỡng các chủ đầu tư, các dự án tiềm năng để cho vay một cách an toàn và hiệu quả”.
Thị trường bất động sản đóng góp quan trọng, có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng qua lại đến các lĩnh vực kinh tế. Do đó, cần có cơ chế kiểm soát phù hợp tín dụng bất động sản, cho dòng vốn đến đúng cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu thực sự.
Kim Yến
Bình luận
Nổi bật
Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00
Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59
Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.
Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57
Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.