Thứ sáu, 30/09/2022, 08:59 AM

Sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu DN viễn thông nếu còn tái phạm

(CL&CS)- Gần 3 tỷ đồng là số tiền xử phạt 7 doanh nghiệp viễn thông trong đợt kiểm tra hoạt động quản lý thông tin thuê bao do Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông công bố.

Các doanh nghiệp viễn thông di động, gồm Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông Việt Nam; Tổng công ty Viễn thông MobiFone; Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile; Công ty cổ phần Viễn thông di động Toàn cầu; Công ty cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom; Công ty cổ phần Mobicast vừa bị Bộ TT&TT xử phạt về hoạt động quản lý thông tin thuê bao, xử lý sim có thông tin thuê bao không đúng quy định, sim sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

bttttt

Sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu DN viễn thông nếu còn tái phạm

Thời gian qua, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp trực tiếp với các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bà Rịa -Vũng Tàu, Nghệ An, Ninh Bình tiến hành lập biên bản,  sẽ xử phạt các chi nhánh, công ty khu vực của các dịch vụ viễn thông và xử phạt trực tiếp điểm cung cấp dịch vụ viễn thông uỷ quyền trên phạm vi toàn quốc với số lượng rất lớn 39 điểm trên toàn quốc, bởi đây là những đối tượng trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm.

Kết luận kiểm tra đã chỉ rõ sai phạm của các doanh nghiệp viễn thông di động trong việc quản lý thông tin thuê bao, cụ thể: Bán sim đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước; chấp nhận đăng ký thông tin thuê bao bên ngoài điểm cung cấp dịch vụ viễn thông; quản lý chưa chặt chẽ dẫn tới vẫn còn tình trạng thông tin thuê bao không chính xác, không đầy đủ theo quy định; cá nhân đăng ký rất nhiều sim, cá biệt một số cá nhân đăng ký tới hàng ngàn sim, đây là một trong các nguyên nhân của tình trạng sử dụng sim không chính chủ.

Các doanh nghiệp còn để xảy ra tình trạng nhân viên của mình, nhân viên đại lý, hoặc điểm cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng thông tin cá nhân, hoặc sử dụng thông tin của người khác để đăng ký thông tin thuê bao; để đại lý, hoặc điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cho nhau mượn tài khoản để đăng ký thông tin thuê bao; thực hiện không đúng quy trình đăng ký lại thông tin thuê bao, cấp lại sim; sử dụng hồ sơ đăng ký thuê bao lần đầu để kích hoạt thêm sim cho người sử dụng, không thực hiện đúng quy trình đăng ký thông tin thuê bao.

Theo đó, tổng số tiền phạt các đơn vị là gần 3 tỷ đồng, trong đó xử phạt DN viễn thông và các chi nhánh 1,155 tỷ đồng, gần tương đương tổng mức Thanh tra Bộ xử phạt trong 5 năm, từ năm 2017 (1,378 tỷ đồng). Đặc biệt trước đây, Thanh tra Bộ TT&TT hầu như không xử phạt các đại lý, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông uỷ quyền, nhưng lần này đã xử phạt là 1,77 tỷ đồng.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết, sai phạm của các DN viễn thông di động trong việc quản lý thông tin thuê bao, gồm: Bán sim đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước; chấp nhận đăng ký thông tin thuê bao bên ngoài điểm cung cấp dịch vụ viễn thông; quản lý chưa chặt chẽ dẫn tới vẫn còn tình trạng thông tin thuê bao không chính xác, không đầy đủ theo quy định; cá nhân đăng ký rất nhiều sim, cá biệt một số cá nhân đăng ký tới hàng nghìn sim. Đây là một trong các nguyên nhân của tình trạng sử dụng sim không chính chủ. 

Cùng với việc xử phạt, Bộ trưởng TT&TT sẽ có văn bản nhắc nhở, chấn chỉnh người đứng đầu doanh nghiệp, yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc để tồn tại tình trạng thuê bao có thông tin không chính xác, đây là lần nhắc nhở thứ 2, nếu có nhắc nhở lần 3 sẽ có biện pháp xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu doanh nghiệp viễn thông.

Thế Anh

Bình luận

Nổi bật

Tìm kiếm giải pháp phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Tìm kiếm giải pháp phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:04

(CL&CS) - Song song với quá trình ra mắt các sản phẩm, dịch vụ mới thì các hình thức gian lận cũng phát triển đa dạng trên không gian số từ lợi dụng lòng tin, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, lợi dụng lỗ hổng trong quy trình, lợi dụng sự tiện lợi của công nghệ,... Điều này đòi hỏi các tổ chức phải liên tục cập nhật và nâng cao khả năng phòng ngừa và phát hiện các hình thức lừa đảo.

Xuất hiện lỗ hổng trong an toàn lao động

Xuất hiện lỗ hổng trong an toàn lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:24

(CL&CS) - Thời gian gần đây, nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra, cho thấy công tác đảm bảo an toàn trong quy trình lao động vẫn còn lỗ hổng. Điều này một lần nữa khẳng định tính bức thiết của công tác bảo đảm an toàn lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp.

Cảnh báo mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu cập nhật VssID

Cảnh báo mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu cập nhật VssID

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:24

(CL&CS) - Bảo hiểm xã hội TP.HCM vừa phát đi cảnh báo người dân về việc kẻ gian mạo danh cơ quan bảo hiểm yêu cầu người lao động cập nhật thông tin trên ứng dụng VssID (bảo hiểm xã hội số).