SCB sẽ bán 50% cổ phần cho đối tác ngoại

(NTD) - Đó là chia sẻ của ông Võ Tấn Hoàng Văn, thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 được tổ chức vào ngày 18/4/2017.

Tại đại hội này, một trong những nội dung quan trọng nhất là bầu HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2017-2022. Kết quả, HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022 gồm: Chủ tịch Đinh Văn Thành, Phó Chủ tịch Henry Sun Ka Ziang, Phó Chủ tịch Tạ Chiêu Trung, thành viên Chiêm Minh Dũng, thành viên Võ Tấn Hoàng Văn, thành viên Nguyễn Thị Phương Loan và thành viên độc lập Nguyễn Tiến Thành.

BKS nhiệm kỳ 2017-2020 gồm: Trưởng BKS Phạm Thu Phong và 3 thành viên BKS chuyên trách Võ Thị Mười, Trần Chấn Nam và Vũ Mạnh Tường. Đại hội cũng đã thông qua việc tái bổ nhiệm ông Võ Tấn Hoàng Văn giữ chức vụ Tổng Giám đốc SCB nhiệm kỳ 2017 - 2022.

SCB 1
HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2017-2022 của SCB

Kết thúc năm 2016, SCB đã hoàn thành kế hoạch năm và các mục tiêu tái cơ cấu theo lộ trình đã được NHNN phê duyệt, làm nền tảng cho sự phát triển ổn định và bền vững trong những năm tiếp theo. Cụ thể, đến 31/12/2016, tổng số lượng khách hàng của SCB tăng 37% so với 2015; tổng tài sản của SCB đạt 361.682 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2015; vốn tự có đạt 22.660 tỷ đồng, tăng 36% so với 2015; cho vay khách hàng đạt 222.183 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng đạt 295.152 tỷ đồng; thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ lệ 27,4% tổng thu nhập hoạt động, tăng mạnh so với tỷ lệ 10,0% của năm 2015.

Trong đó, thu nhập thuần từ hoạt động thẻ và ngân hàng điện tử tăng trưởng 333,1%, thu nhập thuần từ hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế tăng 290%, thu nhập từ hoạt động kinh doanh tiền tệ và ngoại hối tăng 620%. Các tỷ lệ an toàn hoạt động, tỷ lệ nợ xấu đều được cải thiện đáng kể, đảm bảo theo các quy định của NHNN. Bên cạnh đó, các công tác về phát triển nguồn nhân lực, phát mạng lưới, đầu tư công nghệ thông tin… đều được chú trọng và đạt kết quả đáng khích lệ.

Từ những đánh giá về triển vọng kinh tế năm 2017 và trên cở sở tiếp tục thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu SCB giai đoạn 2015 - 2019 đã được NHNN phê duyệt, SCB đã trình Đại hội thông qua các mục tiêu hoạt động trong năm 2017. Đó là, hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu giai đoạn 2015 - 2017, nâng cao hiệu quả quản trị tài chính, nâng cao chất lượng bán hàng theo hướng tăng thu ngoài lãi và phát triển khách hàng mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, tiếp cận phương thức quản trị rủi ro theo định hướng Basel II.

SCB 2
Đông đảo cổ đông tham dự đại hội đồng cổ đông của SCB

Tại đại hội, rất nhiều cổ đông đã đặt câu hỏi chất vấn Chủ tọa đoàn về việc chia cổ tức cho cổ đông. Ông Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT đã chia sẻ: “SCB đang trong lộ trình tái cơ cấu sau hợp nhất, do đó việc chia cổ tức là chưa thể thực hiện. Lợi nhuận cũng như các chỉ số tài chính khác của SCB những năm vừa qua đều đạt kế hoạch. Mục tiêu hàng đầu của SCB hiện nay là dành mọi nguồn lực tập trung cho tái cơ cấu, trích lập dự phòng, xây dựng SCB phát triển ổn định, bền vững. Do vậy lợi nhuận để chia cổ tức đối với SCB thời điểm này chưa phải là ưu tiên hàng đầu, có thể trước mắt, các cổ đông sẽ thấy có phần thiệt thòi, nhất là với những cổ đông nhỏ lẻ, nhưng về bản chất lợi ích về dài hạn sẽ tốt hơn. Đặc biệt, các cổ đông lớn, nhà đầu tư nước ngoài đã thấy được tiềm năng và tin tưởng vào sự phát triển của SCB nên đã tiếp tục mua cổ phần, góp vốn đầu tư vào ngân hàng trong 2 đợt tăng vốn năm 2013, đầu 2015 và chắc chắn sẽ tiếp tục tham gia mua cổ phần trong đợt tăng vốn điều lệ lên 16.000 tỷ đồng của SCB sắp tới đây. Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự tin tưởng của cổ đông, HĐQT, ban điều hành luôn ra sức cố gắng, làm việc hết mình để quản trị, điều hành SCB một cách thành công nhất, mang lại lợi ích tốt nhất đến với cổ đông. Tôi cũng tin tưởng rằng với những thế mạnh hiện có cùng sự quyết tâm cao của HĐQT, ban điều hành và sự đoàn kết cố gắng của toàn thể CBNV, đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Khách hàng, sự đồng lòng của cổ đông, SCB sẽ phát huy được thế mạnh về năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng quản trị điều hành để nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu Việt Nam, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước”.

Liên quan đến việc bán trên 50% cổ phần cho đối tác ngoại, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc SCB cũng đã chia sẻ trước Đại hội: “SCB đang trong quá trình thương thảo với đối tác ngoại để bán trên 50% cổ phần, sau khi được chấp thuận về mặt nguyên tắc. SCB mong muốn tìm kiếm một đối tác ngoại là tập đoàn tài chính để vừa giúp ngân hàng trong việc nâng cao năng lực vốn, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, vừa cùng nhau thúc đẩy chiến lược phát triển ngân hàng”.

 Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:40

Ông đã từ kể lại quãng thời gian khởi nghiệp của mình với "ba không": không vốn, không trụ sở và cơ sở vật chất, không có nhân viên.