Dữ liệu cũ
Thứ ba, 15/09/2015, 11:00 AM

Sầu riêng tẩm hóa chất, lợn ngập chất tạo nạc, vì sao?

Cứ khoảng dăm tháng, báo chí và dư luận lại ồn ã lên chuyện hoa quả nhúng hóa chất bảo quản...

Cứ khoảng dăm tháng, báo chí và dư luận lại ồn ã lên chuyện hoa quả nhúng hóa chất bảo quản, món nọ món kia có dư lượng kháng sinh, chất độc hại, ăn vào ung thư, bại não, teo cơ… Doanh nhân nhập khẩu, người bán hàng méo mặt, ế hàng, bà con sản xuất lao đao. Được dăm bữa, rồi mọi chuyện lại lắng xuống, hàng hóa lại túc tắc bán được.

sau-rieng-tam-hoa-chat-lon-ngap-chat-tao-nac-vi-sa

Sầu tiêng ngậm hóa chất. Ảnh minh họa

Người ta lại “nhắm mắt” vào ăn, uống bởi cũng chẳng biết ăn cái gì, tin cái gì. Tương tự, người bán cũng “nhắm mắt” đưa sản phẩm kém chất lượng đến người tiêu dùng vì lợi nhuận.

Vô hình trung tạo ra một thói quen sống chung với chất độc hại, mà tệ hơn nữa là “sống chung với cái xấu”. Người kinh doanh không có đạo đức, người bán hàng độc hại không bị lên án, hàng hóa không bị tẩy chay. Cùng lắm là chịu một án phạt hành chính 15 - 20 triệu đồng/lần, thấp hơn rất nhiều số lợi nhuận khủng họ thu được từ việc làm ăn gian dối. Tệ hại hơn, xã hội chìm ngập trong vô vàn nhu yếu phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thiếu niềm tin.

Trên báo, các cán bộ ngành Nông nghiệp, chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm lý giải chi phí để xác định sản phẩm nông nghiệp có dùng hóa chất độc hại, chất cấm hay không là rất lớn trong khi nguồn thu từ xử phạt lại rất thấp. Việc xác định tác hại của các hóa chất không rõ nguồn gốc lên sức khỏe con người cũng cần thời gian.

Phải chăng do vậy mà trong cuộc chiến giữa kiểm soát và buôn bán thực phẩm, người kiểm soát toàn đi sau một bước. Mỗi khi cơ quan chức năng phát hiện được một loại thực phẩm bẩn, thì thực tế nó đã được bán ra khá lâu trên thị trường. Hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người đã tiêu thụ sản phẩm đó mà không hề được cảnh báo.

Để sớm chấm dứt tình trạng này, nhất thiết cần có chế tài mạnh mẽ hơn, xử lý nghiêm khắc hơn những hành vi buôn bán thực phẩm bẩn, độc hại. Cơ quan Nhà nước cần có biện pháp xử lý hình sự với hành vi mua bán và sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt.

Và chính chúng ta, trước khi mong chờ vào hiệu quả trong quản lý Nhà nước, vào tiếng nói mạnh mẽ hơn từ Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng, hãy chủ động tẩy chay sản phẩm bẩn và những người kinh doanh thiếu đạo đức. Hãy dùng sức mạnh của cộng đồng mạng để bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình.

Mọi thông tin liên quan đến Tiêu dùng, bạn đọc có thể theo dõi thêm tại đây

Theo Dân trí

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.