Sau Habeco, đến lượt cổ phiếu Sabeco gây sốt

(NTD) - Thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên sôi động hơn sau khi đón nhận 2 “ông lớn” ngành nước giải khát là Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco - mã BHN) và Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - mã SAB) lên sàn. Chỉ trong phiên giao dịch đầu tiên, cả 2 cổ phiếu lớn này đã tăng kịch trần. Tuy nhiên, so với BHN, cổ phiếu SAB được nhà đầu tư quan tâm “đặc biệt” hơn.

6

Ông Võ Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT của Sabeco (Ảnh: Ánh Hoa)

Sự can thiệp kịp thời

Cùng bán phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) cách đây 8 năm, nhưng mãi đến nay, 2 doanh nghiệp này mới đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán sau khi Chính phủ chỉ đạo quyết liệt về lộ trình thoái vốn Nhà nước vào tháng 8/2016.

Vào ngày 28/10 vừa qua, cổ phiếu BHN của Habeco chào sàn UPCoM với giá tham chiếu 39.000 đồng/cổ phiếu đã khiến thị trường “dậy sóng”. Qua 8 phiên giao dịch, cổ phiếu này tăng 271% so với giá tham chiếu và đạt 144.700 đồng/cổ phiếu.

Thế nhưng, so với cổ phiếu BHN thì cổ phiếu SAB của Sabeco được nhà đầu tư trông đợi hơn nhiều. Chỉ với mức giá tham chiếu cổ phiếu SAB đã cao hơn hẳn so với BHN ở mức 110.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng cao hơn 2,8 lần. Sau 3 ngày chào sàn (6/12) cổ phiếu SAB đều tăng kịch trần lên 151.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng 37,27%. Điều này giúp vốn hóa của Sabeco tăng 26.292 tỷ đồng trong 3 phiên giao dịch. Hiện nay, vốn hóa thị trường của Sabeco đạt 96.833 tỷ đồng, thứ 5 trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau: Vinamilk, Vietcombank, PV Gas và Vingroup.

Trước đó, việc lên sàn của Sabeco luôn nằm trong tình trạng “treo lơ lửng”. Thông tin về việc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán và lộ trình thoái vốn của Sabeco cứ nổi lên rồi lại chìm xuống. Trước đó, Ông Phan Đăng Tuất, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Sabeco đã từng lên tiếng “biện minh” cho việc chậm trễ này, do ông lo rằng việc lên sàn cũng như bán đấu giá trên sàn thì sẽ không biết được người mua là ai. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, đó là lời biện minh vừa sai, vừa thừa. Bởi, đối với việc thoái vốn, để tham gia đấu giá thì nhà đầu tư phải đăng ký trước với nhiều tiêu chí. Do đó, Sabeco sẽ biết được cổ đông của mình là ai. Như vậy, với những lý do không thuyết phục đó càng khiến giới đầu tư cũng như cổ đông của Sabeco “phẫn nộ”, khi ban lãnh đạo cũ của Sabeco kéo dài thời gian đưa cổ phiếu này lên sàn và tiến hành thoái vốn Nhà nước.

Do đó, giữa năm 2016, Chính phủ đã phát đi thông điệp mạnh mẽ về việc đưa Sabeco cũng như Habeco lên sàn, sau đó tiến hành đến thoái vốn tại 2 doanh nghiệp này trong thời gian là trong năm 2016. Nhờ có sự can thiệp mạnh mẽ đó mà đến thời điểm hiện tại, Sabeco cũng như Habeco đã đạt được một nửa điều mình mong muốn đó là lên sàn. Còn một nửa còn lại là thoái vốn thì đến bao giờ sẽ có kết quả?

7
Cổ phiếu Sabeco hút hàng do có thị phần lớn trong thị trường bia tại Việt Nam (Ảnh: Ánh Hoa)

Kết quả sẽ biết trong vài tuần tới...

Đây là thông tin của ông Võ Thanh Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sabeco khi trao đổi với phóng viên bên lề buổi lễ giao dịch đầu tiên của Sabeco tại HOSE. Ông cho biết, việc lộ trình thoái vốn của Sabeco bị chậm hơn so với lộ trình mà Chính phủ đưa ra, do lượng vốn hóa của Sabeco quá lớn. Bên cạnh đó, tỷ lệ sở hữu Nhà nước chiếm 89,59%, đồng thời hệ thống sản xuất thương mại có mặt trên khắp cả nước nên để việc thoái vốn diễn ra công khai minh bạch, từ khâu tư vấn, đến xây dựng phương án và các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sẽ không kịp trong năm 2016.

“Tuy nhiên, hiện nay Sabeco đang cố gắng hoàn tất các thủ tục sớm nhất để mời thầu, thời gian cụ thể sẽ biết trong vài tuần tới sau khi báo cáo Bộ Công thương và được phê duyệt” - ông Hà nhấn mạnh.

Ngay sau khi Chính phủ phát đi thông điệp về thoái vốn tại Sabeco, rất nhiều “ông lớn” trên thế giới đã “bật đèn” chiếu tới Sabeco, điều này không quá ngạc nhiên đối với Sabeco bởi, với việc chiếm lĩnh hơn 40% thị phần bia trong bối cảnh Việt Nam hiện đang được đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ bia lớn trên thế giới thì việc sở hữu được “cô gái đẹp” này quả là cơ hội hiếm có.

Theo thông tin trên thị trường, đã có 9 ứng viên muốn được sở hữu với Sabeco, trong đó hầu hết là những tập đoàn lớn trên thế giới như Heineken (Hà Lan), ThaiBev (Thái Lan) và SAB Miller (Mỹ) hay Ashahi (Nhật Bản). Bên cạnh đó, còn xuất hiện một số doanh nghiệp lớn trong nước như CTCP chứng khoán Sài Gòn (SSI), CTCP Tư vấn Ánh Dương,...

Trước đó, Tập đoàn Thai Beverage của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã đề xuất về việc mua lại 40% cổ phần của Sabeco với giá 80.000 đồng/cổ phiếu. Một doanh nghiệp khác từ Thái Lan cũng có ý định mua cổ phần của Sabeco là Shingha Corp. Tuy vậy, rất ít thông tin được tiết lộ liên quan đến thương vụ cũng như ứng viên “bí ẩn” này. Ngoài nhà đầu tư Thái, một tên tuổi lớn trong làng bia thế giới khác cũng muốn trở thành cổ đông chiến lược của Sabeco là Heineken khi đang nắm một số lượng lớn cổ phần tại đây.

Điều gì khiến Sabeco hấp dẫn nhà đầu tư?

Hiện thị phần của Sabeco chiếm hơn 40% toàn quốc thì không lý nào không thể hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư. Theo các chuyên gia cho biết, với vị thế này, hệ thống phân phối của Sabeco là ngang ngửa với Vinamilk.

Ngoài ra, Sabeco hiện đang sở hữu 24 nhà máy hiện đại trên khắp cả nước. Vậy, nếu được sở hữu các nhà máy này mà không mất chi phí xây dựng, thì không còn gì “hấp dẫn” hơn nữa đối với các nhà đầu tư.

Và, Sabeco được đánh giá là một doanh nghiệp có “sức khỏe” tốt khi có mức tăng trưởng cao trong nhiều năm. Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2016, Sabeco đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận kế hoạch của cả năm 2016. Theo báo cáo tài chính vừa công bố, doanh thu thuần quý 3 của Sabeco tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, lên 7.073 tỷ đồng. Kết quả ấn tượng này giúp kết quả kinh doanh lũy kế 9 tháng của doanh nghiêp này rất khả quan với doanh thu thuần đạt 21.809 tỷ đồng, tăng 8,88% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế là 4.510 tỷ đồng, tăng trưởng 21%.

Theo ông Võ Thanh Hà, doanh thu hợp nhất (không bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt) của Sabeco trong 11 tháng đầu năm lên tới 28.298 tỷ đồng, giúp nâng mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp lên 5.035 tỷ đồng và vượt 13% so với kế hoạch của cả năm 2016.

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC), với lượng bán quá nhỏ giọt và dư mua quá sớm, có vẻ cổ phiếu này sẽ còn tăng trần thêm vài phiên trước khi người bán bắt đầu cảm thấy quá hấp dẫn.

Ánh Hoa

NTD So 78 (286)_Page_14
 

 

Bình luận

Nổi bật

Bà Lê Hải Liễu: Gỗ Đức Thành sẽ “vượt bão” thành công

Bà Lê Hải Liễu: Gỗ Đức Thành sẽ “vượt bão” thành công

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 09:34

(CL&CS) - “Tôi tin rằng với chiến lược kinh doanh phù hợp, kế hoạch triển khai cụ thể, cùng với kinh nghiệm và bản lĩnh sẵn có, Gỗ Đức Thành sẽ lại “vượt bão” thành công”, đó là thông điệp của bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT Gỗ Đức Thành trong năm 2024.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh nhà khoa học có nghiên cứu xuất sắc

Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh nhà khoa học có nghiên cứu xuất sắc

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 13:37

(CL&CS)- Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu cơ bản xuất sắc.

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Trong 34 năm, Saigon Co.op không ngừng phát triển và đổi mới liên tục thay đổi theo xu thế như phát triển đa dạng các mô hình bán lẻ, thực hiện chuyển đổi số, tái cơ cấu nguồn nhân lực, quản trị, tinh gọn các khâu, mang đến chất lượng và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng…