Rủi ro tiềm ẩn khi ngân hàng thừa tiền

(NTD) - Tiền thừa các ngân hàng đổ vào các kênh như mua trái phiếu, tín phiếu, gửi lãi suất liên ngân hàng. Tuy nhiên, các kênh đầu tư này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.

 9Khi thừa tiền các ngân hàng tìm đến các kênh như trái phiếu, tín phiếu, gửi lãi suất liên ngân hàng. (Ảnh: Internet)

Không cho vay

Theo báo cáo kết quả kiểm tra mới nhất của Vụ Dự báo - Thống kê, tình hình kinh doanh của đa số các tổ chức tín dụng (TCTD) có sự cải thiện dần trong 3 quý đầu năm 2016. Tại cuộc kiểm tra lần này (tháng 9/2016), 87,6% TCTD nhận định thanh khoản ở tình trạng “tốt” đối với cả VND và ngoại tệ. Trong đó 100% TCTD thuộc nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (NHNN) và ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM) nhỏ đánh giá thanh khoản chung và thanh khoản VND của họ “tốt”; 8,6% TCTD đánh giá thanh khoản “bình thường”. Dự kiến trong quý 4/2016 và cả năm 2016, đa số TCTD kỳ vọng tình hình thanh khoản tiếp tục diễn biến khả quan đối với cả VND và ngoại tệ.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng ở trạng thái khá dồi dào trong phần lớn thời gian của quý 3/2016. Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định hiện tượng này có phần trái với quy luật hàng năm khi quý 3 và quý 4, lãi suất liên ngân hàng nói riêng và mặt bằng lãi suất huy động - cho vay nhìn chung thường có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là sự chênh lệch giữa cung và cầu vốn.

Vậy câu hỏi được đặt ra, khi thừa tiền các ngân hàng đã làm gì? Theo như báo cáo, các NHTM đẩy mạnh mua trái phiếu và tín phiếu. Một phần lượng tiền dư ra này đã được các NHTM đầu tư vào kênh trái phiếu chính phủ (TPCP) với tổng lượng vốn ròng rót vào đây là 141.923 tỷ đồng (tăng thêm khoảng 60.000 tỷ đồng so với thời điểm 20/06). Bên cạnh đó, nhờ lực cầu dồi dào từ các NHTM mà chỉ trong vòng 9 tháng, Kho bạc Nhà nước đã hoàn thành vượt kế hoạch phát hành TPCP ban đầu cho cả năm nay (250.000 tỷ đồng).

Ngoài kênh TPCP thì các NHTM cũng đang hấp thụ một lượng lớn tín phiếu do NHNN phát hành. Kể từ đầu tháng 6 đến nay, NHNN đã phát hành một lượng lớn tín phiếu kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày (trong đó chủ yếu là kỳ hạn 14 ngày) với lãi suất liên tục giảm và đến nay đã về mức rất thấp (dưới 0,5%/năm cho kỳ hạn 14 ngày). Theo thống kê của BVSC thì lượng vốn hút ròng thông qua kênh tín phiếu tính đến ngày 20/9 vào khoảng 77 ngàn tỷ đồng, tương đương với phần vốn dư thừa còn lại trong hệ thống ngân hàng.

Chia sẻ với báo chí, chuyên gia kinh tế - TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, thực tế hệ thống ngân hàng chỉ đang dư thừa tiền tạm thời chứ chưa phải là dài hạn, bởi tín phiếu là dạng giấy tờ ngắn hạn (14 ngày), lúc nào cần ngân hàng cũng có thể đưa lên thị trường mở (OMO) để lấy tiền về nhanh.

10

Tạo rủi ro

Một nghịch lý là ngân hàng dư thừa vốn nhưng lại không “ham” tìm khách hàng cho vay. Tiền thừa được các ngân hàng một phần đổ vào trái phiếu, tín phiếu, gửi liên ngân hàng.... Phần ít ỏi còn lại được gửi vào ngân hàng nhà nước (NHNN). Điều này có thể giúp các ngân hàng dễ dàng rút tiền về khi cần thiết nhưng sẽ gặp khó khăn nhất định trong việc trả lãi cho người gửi tiền. Đây là điều không ngân hàng nào mong muốn, nhưng họ buộc phải làm trong bối cảnh hiện nay.

Việc chỉ lo đầu tư mà không phát triển mạnh cho vay cũng sẽ khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong việc phát triển tín dụng. Số liệu tăng trưởng tín dụng tính đến cuối quý 3 cho thấy còn một khoảng cách khá xa (khoảng 7-8%) để các NHTM hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18-20% cho cả năm nay. Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế có hạn, một số ngân hàng vướng các quy định về hệ số an toàn vốn CAR theo chuẩn Basel II hay các ngân hàng lo ngại nợ xấu khi đẩy mạnh cho vay các lĩnh vực rủi ro có thể là những nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng chưa được như kỳ vọng.

Bên cạnh đó, việc các ngân hàng đẩy mạnh mua vào một lượng lớn TPCP từ đầu năm đến nay có thể sẽ mang đến những rủi ro tiềm ẩn. Khi lạm phát quay trở lại hay tỷ giá biến động có thể làm suy giảm hoạt động cung tiền của NHNN, đồng thời tạo ra “kỳ vọng lãi suất tăng”. Tâm lý này có thể kích hoạt làn sóng bán TPCP trên thị trường và đẩy lợi suất tăng lên. Áp lực lên mặt bằng lãi suất chung trên thị trường theo đó cũng tăng dần.

Ngoài ra, rủi ro kỳ hạn cũng rất đáng lưu ý khi các ngân hàng có thể đang dùng nhiều phần vốn trung hạn để mua TPCP dài hạn (thậm chí rót vốn vào cả kỳ hạn 15-20 năm thay vì chỉ mua kỳ hạn ngắn 3-5 năm như trước đây). Hiện tượng này có thể đẩy danh mục đầu tư TPCP của các ngân hàng vào trạng thái bất lợi hơn khi lãi suất tăng lên và gây ra những khó khăn tiềm ẩn về thanh khoản cho hệ thống.

Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn đề xuất phương án xử lý nợ xấu bằng ngân sách, hiện đang gây tranh cãi rất lớn trong dư luận. Điều này phần nào cho thấy tình trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện nay đã khá nghiêm trọng. Lúc này thì “tiền thừa” đã không còn thừa nữa vì ngân hàng đang cần đến nó. Cũng vì thế mà các ngân hàng không thể giảm lãi suất cho vay vì lý do “thừa tiền”.

Mai Trinh

NTD So 73 (275)_Page_14

Bình luận

Nổi bật

Bà Lê Hải Liễu: Gỗ Đức Thành sẽ “vượt bão” thành công

Bà Lê Hải Liễu: Gỗ Đức Thành sẽ “vượt bão” thành công

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 09:34

(CL&CS) - “Tôi tin rằng với chiến lược kinh doanh phù hợp, kế hoạch triển khai cụ thể, cùng với kinh nghiệm và bản lĩnh sẵn có, Gỗ Đức Thành sẽ lại “vượt bão” thành công”, đó là thông điệp của bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT Gỗ Đức Thành trong năm 2024.

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

Tình trạng mất cân đối cung – cầu khiến tình trạng thiếu hụt nhà ở giá rẻ tại TP.HCM ngày càn trầm trọng hơn. Dự báo trong tương lai gần, giá nhà ở tại TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao, người dân TP.HCM sẽ ngày càng khó tiếp cận nhà ở.

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:07

(CL&CS)- Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.